Thứ sáu, 19/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 200
Tập XXIII, số 10 (146) 2013 Số đặc biệt

Xu hướng kháng kháng sinh của Shigella spp. tại khu vực phía nam, Việt Nam 2004-2013

Trend of antibiotic resistance of Shigella spp. in southern region of Vietnam 2004-2013
Tác giả: Nguyễn Quang Trường, Diệp Thế Tài, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Nguyễn Ngọc Cát Thi, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Hoàng Vũ, Ân Khắc Huy, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Nguyễn Thị Phương Lan
Tóm tắt:
Bệnh lỵ trực trùng vẫn đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm toàn cầu với tỷ lệ mắc và tử vong tương đối cao. Phân tích 106 chủng Shigella (47 chủng S.flexneri, 59 chủng S.sonnei) thu thập được từ 2004- 2013 bằng phương pháp khuếch tán kháng sinh trong thạch Mueller Hinton (Kirby Bauer) xác định tính nhạy kháng kháng sinh, đĩa đôi kết hợp và PCR đa mồi phát hiện loại integron 1, integron 2 và gene blaOXA, blaTEM để khảo sát loại ESBL. So sánh hai giai đoạn từ 2004 – 2008 (giai đoạn 1) và 2009 – 2013 (giai đoạn 2), S.flexneri chiếu ưu thế hơn S.sonnei, tăng từ 34% lên 54%. Tính kháng của S.flexneri thấp hơn S.sonnei trên cùng một kháng sinh tương ứng như sau: nalidixic acid (29,2%, 69%, P<0,05), cefotaxime (10,4%, 32,8%, P=0,006), trimethoprim-sulfamethoxazole (52,1%, 86,2%, P<0,05), ceftriaxone (15,2%, 40,4%, P=0,0003). Tuy nhiên, đối với azithromycin và chloramphenicol S.fexneri có tính kháng cao hơn S.sonnei tương ứng (70,8%, 41,4%, P=0,0024), (73%, 43,3%, P=0,0009). Đề kháng kháng sinh gia tăng khác biệt giữa giai đoạn 1 và 2: ampicillin (48,2% tăng 82%), azithromycin (37,5% tăng 74%), chloramphenicol (33,3% tăng 81,1%) và ceftriaxone (23,6% tăng 36%), amoxicillin/clavulanic acid (1,8% tăng 10%). Một số kháng sinh giảm nhạy kháng như nalidixic acid (58,9% giảm 42%), trimethoprim-sulfamethoxazole (92,9% giảm 46%). Tỷ lệ đa kháng ít nhất 4 loại kháng sinh tăng từ 66% lên 86%, tỷ lệ chủng tiết ESBL 65% (69/106), trong đó kiểu gene blaTEM 56,5% (39/69), blaOXA 42% (29/69) và mang đồng thời hai gene blaTEM, blaOXA 8,5% (9/106). Các chủng mang integron 2 (59,4%, 63/106) phổ biến hơn integron 1 (50%, 53/106), và phân bố cả trên S. flexneri và S.sonnei, trong đó, tỷ lệ integron 1 xuất hiện trên S.flexneri 71,4% (35/49) nhiều hơn S.sonnei 30,5% (18/59). Chủng mang intergron 1 hoặc intergron 2 hoặc cả hai loại intergron 1và intergron 2 có tỷ lệ đề kháng với nalidixic acid (73,3%, 51,9%, 34,2%); chloramphenicol (50%, 58,8%, 82,8%), trimethoprim-sulfamethoxazole (80%, 71,3%, 44,7%), ceftriaxone (13,3%, 29%, 15,8%) có sự khác biệt. Tính đề kháng vẫn tiếp tục tăng đối với các kháng sinh đang được dùng theo phác đồ.
Summary:
File nội dung:
yhdp_origin200_10_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log