Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 19
Tập XXIV, số 3 (152) 2014

Đặc điểm dịch tễ vụ dịch sởi tại khu vực phía nam Việt Nam, 2013 - 2014

Description of surveillance epidemilogogy in southern reigion of Vietnam, 2013 - 2014
Tác giả: Phan Trọng Lân, Nguyễn Vũ Thượng, Hồ Vĩnh Thắng, Phan Công Hùng, Võ Ngọc Quang, Nguyễn Thị Phương Lan, Hoàng Anh Thắng, Vũ Thị Quế Hương Nguyễn Thanh Long, Hoàng Quốc Cường, Hồ Xuân Nguyên và Phạm Văn Hậu
Tóm tắt:
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả loạt ca bệnh sởi kết hợp sử dụng dữ liệu từ hệ thống giám sát sốt phát ban nhằm phát hiện các đặc điểm dịch tễ vụ dịch sởi 2013-2014 tại khu vực phía Nam. Kết quả cho thấy: (1) Dịch khởi phát tại Thành phố Hồ Chí Minh và lan ra các tỉnh lân cận, nơi có khu công nghiệp, đông dân cư như Bình Dương, Đồng Nai, Long An; (2) Bệnh chủ yếu ở trẻ em <10 tuổi (SPB 81,3%;sởi IgM+ 82,1%), tập trung cao nhất ở nhóm trẻ<18 tháng (SPB 45,0%;sởi IgM+ 41,6%); (3) 64,3% ca sởi chưa được tiêm vắc xin và 12,4% chỉ tiêm mũi 1 mà chưa nhắc mũi 2 lúc 18 tháng tuổi; (4) Biến chứng chủ yếu là viêm phổi (SPB: 16,1%;sởi IgM+ 25,4%) và tiêu chảy (SPB: 16,4%;sởi IgM+ 20,6%). Tỷ lệ biến chứng viêm phổi ở bệnh nhân sởi IgM+ cao hơn SPB 2,6 lần có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Cần đẩy mạnh các biện pháp chống dịch như tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng đến 2 tuổi, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh sởi, cách ly bệnh nhân, hướng dẫn người dân cách vệ sinh nhà cửa, rửa tay để hạn chế lây lan,giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi sởi và phân luồng bệnh nhân phòng tránh lây nhiễm trong bệnh viện
Summary:
The study is part of application data from the rash and fever (RAF) surveillance system to describe of case series about epidemiological characteristics of measles outbreak in 2013-2014, order to draw out the lessons learned for surveillance and prevention of measles, to contribute part of the measles elimination in Vietnam. The results showedthat characteristics of the measles outbreak: (1) The outbreak started in HCMC and spread to neighboring provinces, the places have the industrial park, crowded residents as Binh Duong, Dong Nai, Long An and the southern region provinces. (2) Most of measles were children <10 years old (RAF 81.3%, measles IgM+ 82.1%), the highest focus into infants <18 months (RAF 45.0%, measles IgM+ 41.6%). (3) 64.3% measles cases without vaccination and 12.4% only one vaccinated that not yet booster at 18 months. (4) major complication was pneumonia (RAF: 16.1%; measles IgM+ 25.4%) and diarrhea (RAF: 16.4%; measles IgM+ 20.6%). The rate of complications of pneumonia in patients with measles IgM+ were higher 2.6 times than RAF with statistical significance (p <0.001). Response to measles, Pasteur Institute in HCMC and the Preventive medicine centers in southern region deployed measures such as vaccination against measles outbreak for children 9 months to 2 years, strengthening of health education and communication about measles, isolating children and adults when develop measles, guide people how to home-cleaning, wash hands to limit the spread,closely surveillance of suspected measles and distribution of patients to prevent infection in the hospital
Từ khóa:
Vụ dịch, ca bệnh sởi, vắc xin, khu vực phía Nam Việt Nam
Keywords:
Outbreak, measles case, vaccine, southern region of Vietnam
File nội dung:
yhdp_origin19_3_2014.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log