Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 90
Tập XXIV, số 6 (155) 2014

Suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ 12 - 36 tháng tuổi tại huyện Hoài Đức - Hà Nội

Malnutrition, vitamin D deficiency and related factors in children aged 12- 36 months in Hoai Duc district, Hanoi
Tác giả: Vũ Thị Thu Hiền
Tóm tắt:
Nghiên cứu này xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ 12- 36 tháng tại một số trường mầm non thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tại đây, 5 trường mầm non đã được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn huyện để tham gia nghiên cứu. Toàn bộ trẻ 12- 36 tháng (288 trẻ) đang học tại các trường đã được cân, đo chiều cao, và xét nghiệm máu để định lượng nồng độ 25(OH)D. Các bà mẹ đã được phỏng vấn về trình độ văn hóa, nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tình trạng suy dinh dưỡng được đánh giá dựa vào quần thể tham chiếu của WHO. Trẻ được phân loại là có hàm lượng vitamin D huyết thanh thấp khi hàm lượng 25(OH)D £ 75 nmol/L và được coi là thiếu vitamin D khi hàm lượng 25(OH)D £ 50 nmol/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi là 20,4%, nhẹ cân là 6,8%, gày còm là 2,5%. Suy dinh dưỡng thấp còi có liên quan đến nghề nghiệp của mẹ, tháng tuổi của con và cân nặng sơ sinh của trẻ. Tỷ lệ trẻ có hàm lượng Vitamin D huyết thanh thấp là 27%, thiếu vitamin D là 57%. Yếu tố liên quan đến thiếu Vitamin D là nghề nghiệp của mẹ và trẻ bị thiếu ánh nắng mặt trời. Trẻ không tắm nắng có nguy cơ bị thiếu Vitamin D cao gấp 1,9 lần so với trẻ được tắm nắng đúng cách (p< 0.05). Như vậy, thấp còi và thiếu Vitamin D là những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở trẻ 12-36 tháng, cần có những can thiệp phù hợp trong thời gian tới
Summary:
This study aimed to determine the prevalence of malnutrition, Vitamin D deficiency (VDD) and factors related to these conditions among children aged 12- 36 months at several kindergartens in Hoai Duc district, Hanoi. Five kindergartens were randomly selected in Hoai Duc district for this study. Total of 288 children aged 12- 36 months in these kindergarten were measured for body weight and height, and their venous blood was sampled for the analysis of serum 25(OH) D concentration. Their mothers were asked for their occupations, educational levels and other information relating to child care by structured questionaire. Nutritional status was assessed based on the WHO standards and references. A child was classified as having VDD if serum 25(OH)D concentration was £ 50 nmol/L, and considered as vitamin D insufficience if this level is below 75 nmol/L. This study showed that prevalences of stunting, underweight and wasting among these children were 20.4%, 6.8% and 2.5%. Factors associated with stunting are mother’s occupation, child’s age and birth weight. Prevalence of vitamin D deficiency was 57% and the prevalence of vitamin D insufficience was 27%. Factors associated with VDD were lack of sun exposure and occupation of mother. Children who were received sun exposure at least 30 minutes per day had 1.9 times lower the risk of having VDD than those who were not (p< 0.05). In conclusions, Stunting and VDD were common among children aged 12- 36 months in Hoai Duc and appropriate intervention measures should be considered in coming years
Từ khóa:
trẻ 12-36 tháng, Vitamin D, suy dinh dưỡng
Keywords:
children aged 12- 36 months, Vitamin D, malnutrition
File nội dung:
yhdp_origin90_6_2014.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log