Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 213
Tập XXIV, số 7 (156) 2014

Kiến thức của người dân về nha tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam năm 2011 - 2012

Knowledge of local people on house hold hygienic latrine in Viet Nam năm 2011 - 2012
Tác giả: Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hoàn, Trần Thị Thoa
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1800 hộ gia đình tại 6 tỉnh đại diện cho 6 vùng sinh thái tại Việt nam năm 2011-2012. Mục tiêu: Mô tả kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh tại 6 tỉnh đại diện cho 6 vùng sinh thái Việt Nam năm 2011-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy 15,9% số người được phỏng vấn không kể được tên một tiêu chuẩn nào của nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS). Tiêu chuẩn được nhiều người biết đến là không làm ô nhiễm môi trường 43,7%, tiếp đến là diệt tác nhân gây bệnh (9,7%) và thấp nhất là cô lập phân người (7,2%). 14,3% số người được phỏng vấn không kể được tên một loại nhà tiêu HVS nào hoặc kể không đúng một loại nhà tiêu HVS nào trong 5 loại nhà tiêu thuộc loại HVS. Loại nhà tiêu HVS được nhiều người biết đến là tự hoại (74,8%), tiếp đến là thấm dội nước (21,4%), hai ngăn (12,8%). 12,1% số người được phỏng vấn không kể được tên một bệnh nào do ô nhiễm phân người gây nên. Cần ưu tiên can thiệp nâng cao kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh tại các vùng miền núi, dân tộc thiểu số như Tây Nguyên.
Summary:
A cross-sectional descriptive study among 1800 households applied to describe people's knowledge of hygienic latrines in 6 provinces representing six ecological regions Vietnam in 2011-2012.The study results showed that 15.9 % of those interviewed did not mention the name of a certain standard of hygienic latrines. The standard is commonly mentioned as not to pollute the environment (43.7 %), followed by killing pathogens (9.7 %) and the lowest was isolating human feces (7.2 %). 14.3 % of those interviewed did not mention the name of a household latrine or any of five hygienic latrines issued by Ministry of Health. Latrines were commonly mentioned as septic tank (74.8%), followed by pour-flush latrine (21.4%), DVC (12.8%). 12.1% of those interviewed did not mention the name of a disease caused by the fecal pollution caused. Interventions that enhance people's knowledge about hygienic latrines in the mountainous areas, ethnic minorities such as the Central Highlands are highly recommended
Từ khóa:
kiến thức, nhà tiêu hợp vệ sinh, Việt Nam, 2011-2012
Keywords:
Knowledge, hygienic latrine, Vietnam, 2011-2012
File nội dung:
yhdp_origin213_7_2014.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log