Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 45
Tập XXIV, số 7 (156) 2014

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 3 phòng khám ngoại trú tỉnh Lâm Đồng năm 2009 - 2013

Management cascade of HIV patients with a active tuberlosis at three HIV care outpatient clinics in Lam Dong province, VIet Nam, 2009 - 2013
Tác giả: Bùi h Hồng Ngọc, Đào Thị Minh An, Nguyễn Thị Hương Giang
Tóm tắt:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả thực trạng quy trình quản lý (bao gồm sàng lọc, chẩn đoán và phối hợp chuyển tuyến và điều trị) bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV của hệ thống HIV tỉnh Lâm Đồng năm 2009-2013 để cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý trong việc tăng cường quản lý đồng nhiễm lao/HIV. Công tác sàng lọc lâm sàng lao cho bệnh nhân HIV tại các phòng khám ngoại trú chưa tốt: tỷ lệ bệnh nhân HIV được sàng lọc lâm sàng lao là 60,8% trong lần tái khám đầu tiên. Thấp nhất ở phòng khám ngoại trú Bảo Lộc, tiếp theo là phòng khám ngoại trú Đà Lạt và thực hiện tốt nhất là phòng khám ngoại trú Đức Trọng. Tỉ lệ bệnh nhân HIV có sàng lọc lâm sàng lao (+) được chỉ định chụp X quang là 49,5% trong khi đó tỉ lệ được chỉ định xét nghiệm đờm rất thấp (6,1%), đặc biệt chỉ có 1 bệnh nhân (1%) được chỉ định cả xét nghiệm đờm và chụp X quang. Các tỉ lệ chỉ định xét nghiệm đờm và chụp X quang thấp nhất ở phòng khám ngoại trú Bảo Lộc. Công tác chuyển tuyến bệnh nhân HIV có biểu hiện lâm sàng lao từ phòng khám ngoại trú tới tổ chống lao còn rất yếu kém. Chỉ có 16,7% (15/90) bệnh nhân HIV có biểu hiện lao của phòng khám ngoại trú được xác định có tên các tổ chống lao. Thông tin chính về tiếp cận, điều trị lao của bệnh nhân khi được chuyển tuyến tới các đơn vị điều trị lao chưa được cập nhật trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân HIV tại phòng khám ngoại trú. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm HIV có đồng nhiễm lao được nhận điều trị đồng thời ARV và lao thấp chiếm 33,3%.
Summary:
The study was conducted with the objective of describing the cascade of screening, diagnosis, and referral to TB treatment for HIV patients in the outpatient clinic (OPC) in Lamdong from 2009 to 2013 to provide evidence for policy-makers in strengthening management of HIV-TB patients. TB clinical screening for HIV patients in the OPC was not good: TB clinical screening in the OPC was 60.8% at first visit, lowest in Baoloc' OPC, followed by Dalat' OPC and highest in Ductrong' OPC. Among those screened with TB clinical signs (+), propotions of being tested with x-ray was 49.5% while the rate specified sputum was very low 6.1%, specially, only 1 patient (1%) were prescribed both x-ray and sputum. Propotions of being tested with x-ray and sputum was lowest in Baoloc' OPC. Referral HIV patients who had clinical manifestations of TB from OPC to TB Team was weak. Only 16.7 % (15/90) of HIV patients of OPC who had manifestations of TB are identified name in the TCL. Information on access, treatment of the HIV-TB patients when referral to the TCL has not been updated on the medical records of HIV patients in OPC. The proportions of HIV patients co-infected TB was received both TB treatment and ART treatment was low (33.3%)
Từ khóa:
Bệnh nhân lao/HIV, quản lý lao/HIV, Lâm Đồng
Keywords:
HIV-TB patients, management of HIV-TB, Lam dong
File nội dung:
yhdp_origin45_7_2014.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log