Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 96
Tập XXIV, số 10 (159) 2014

Kiến thức, thực hành của người dân trong xử lý và bảo quản lạc sau thu hoạch tại một số xã huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2013

Knowledge practice in peanut post harvest treatment and preservation at some communes of Luc Nam district, Bac Giang province in 2013
Tác giả: Lê Thị Phương Thảo, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Hùng Long, Phạm Xuân Đà, Hà Duyên Tư
Tóm tắt:
Khảo sát 150 cá nhân đại diện các hộ gia đình trồng lạc để đánh giá thói quen, kiến thức, thực hành xử lý và bảo quản lạc của người dân. Phiếu khảo sát có 3 phần chính: phần 1 gồm các thông tin về đối tượng phỏng vấn và phương tiện chuyên dùng để bảo quản; phần 2 gồm 13 câu hỏi đánh giá kiến thức; phần 3 gồm 20 câu hỏi đánh giá thực hành. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, câu trả lời sai tính 0 điểm. Số liệu được nhập bằng EpiData, xử lý bằng SPSS15. Ước lượng khoảng điểm theo percentile 2 cut-off point, chia 3 mức đánh giá: kém, trung bình và tốt. Chỉ số thống kê OR trong dịch tễ học được dùng để kiểm định mối liên quan: trình độ - kiến thức; kiến thức - thực hành; trình độ - thực hành. Kết quả cho thấy đa số các hộ gia đình bảo quản lạc bằng cách đóng bao hai lớp (bao tải lót nilon bên trong), một số dùng bao tải một lớp và chỉ số ít đóng trong túi nilon; Đa số người dân được đánh giá kiến thức về xử lý và bảo quản sau thu hoạch kém (chiếm tỉ lệ 58%); đa số người dân được đánh giá thực hành ở mức trung bình; những người có trình độ cao hơn có điểm kiến thức và thực hành cao hơn nhóm còn lại; những người có điểm kiến thức cao có điểm thực hành cao hơn nhóm còn lại.
Summary:
150 individuals representatives for peanut planting household are surveyed for evaluating habit, knowledge and practice in treatment and preservative of post-haverted peanut. Questionars are divided into 3 parts: part 1 included the participants general informations and used preservation vihicles; part 2 included 13 questions to evaluate knowledge; part 3 with 20 questions for evaluate practice. Each true answer counted 1 point, the false is 0 point. Data entered in Epi- Data and processed by SPSS15. We use percentile 2 cut-off point to classify in 3 levels: poor, medium and good. Use stastistic index OR to test the relationship: qualification – knowledge; knowledge – practice; qualification – practice. As the results, most of households use 2 layers bag (sack with nilon inside) as common preservation and contents of peanut, some use 1 layer sack and only the small number use nilon bag for peanut storage; higher number of famers are evaluated knowledge of treatment and preservation of post-harvet peanut at poor level (at ratio of 58%); higher number of farmersare evaluated practice at medium level; the higher qualification farmers are evaluted at higher knowledge and practice points than the rest; the farmer had higher knowledge also have higher practice points than the remaining
Từ khóa:
Lạc, bảo quản lạc, thực hành bảo quản lạc
Keywords:
peanut, peanut preservative, peanut preservation practice
File nội dung:
yhdp_original96_10_2014.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log