Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 17
Tập XXIV, số 10 (159) 2014

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm A/H5N1 ở người tại Việt Nam, 2003 - 2014

Epidemiological characteristics of influenza A/H5N1 disease in human cases in Vietnam, 2003 - 2014
Tác giả: Trần Như Dương, Nguyễn Phương Thanh, Nguyễn Thị Thu Yến, Nguyễn Hải Tuấn, Nguyễn Biên Thuỳ, Vũ Hải Hà, Phan Trọng Lân, Viên Quang Mai, Phạm Thọ Dược, Nguyễn Trần Hiển
Tóm tắt:
Bệnh cúm gia cầm A/H5N1 gây bệnh trên người xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay luôn là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm A/H5N1 trên người tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ ca bệnh cúm A/H5N1 trên cả nước từ năm 2003 đến năm 2014 được chẩn đoán xác định phòng thí nghiệm theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả cho thấy: Từ năm 2003 đến năm 2014 ghi nhận 127 trường hợp bệnh, trong đó 64 ca tử vong (tỉ lệ 50,4%). Hàng năm đều xuất hiện ca bệnh. Số mắc cao nhất ghi nhận vào năm 2005 (60 ca). Những năm gần đây số mắc có xu hướng giảm, trung bình từ 2 – 4 ca/năm. Bệnh xuất hiện ở 40 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó khu vực miền Bắc chiếm tỉ lệ cao nhất với 81 ca (63,8%). Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Ca bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, tuổi trung vị là 32,5 tuổi (4 tháng – 81 tuổi), nhiều nhất ở nhóm tuổi dưới 39 (82,6%). Ca bệnh phân bố ở nhiều nhóm nghề nghiệp, trong đó 26% ca bệnh là đối tượng học sinh/sinh viên và 22,6% làm nông nghiệp. Hầu hết ca bệnh có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm trong thời gian 2 tuần trước khi khởi phát (96,7%), trong đó 52,4% sống trong vùng đang có dịch cúm gia cầm, 46,4 % có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm ốm/chết tại nhà và 32,2% có tiền sử giết mổ gia cầm. Cần tiếp tục tăng cường giám sát và phân tích tình hình dịch bệnh cúm gia cầm để góp phần dự báo và lập kế hoạch phòng chống dịch hiệu quả.
Summary:
The highly pathogenic avian influenza (HPAI) A/H5N1 disease in humans appeared in Vietnam from 2003 that have present a threat to public health up to date. This study aimed to describe the epidemiological characteristics of influenza A/ H5N1 cases in humans in Vietnam. The study’s subjects are all cases of laboratory identified influenza A/H5N1from 2003 to 2014 in Vietnam. Results: From 2003 to 2014, a total of 127 cases, including 64 deaths, fatality rate is 50.4%. The cases appeared every year. The highest case number were recorded in 2005 (60 cases) . In recent years the number of cases decreased, an average of 2-4 cases / year. The disease occurred in 40 provinces/cities across the country, the North region had the highest case number of 81 cases (63,8%).People of any age could be infected this disease, median age is 32.5 years old (4 months - 81 years), mostly in the age group under 39 (82.6%). The cases have distributed in many occupational group, of which 26% were the pupils/ students and 22.6% were agricultures. Most of the case ( 96.7%) had a history of exposure to poultry, of which 52.4% were living in the area of avian influenza outbreak, 46.4% had direct exposure tosick or died poultry, 32.2% had a history of slaughter the poultry. We should continue to strengthen the disease surveillance and analysis to contribute tobuild the strategy of effective prevention
Từ khóa:
Dịch tễ học, A/H5N1, bệnh cúm gia cầm trên người, Việt Nam
Keywords:
Epidemiology, A/H5N1, avian influenza disease in humans,Vietnam
File nội dung:
yhdp_original17_10_2014.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log