Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 51
Tập XXV, số 4 (164) 2015

Kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng thay đổi thực hành của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi tại Quảng Ngãi và Phú Thọ

Impact of nutritional education and communication on feeding pratice of mothers and nutritional status of children under 24 months of age in Quang Ngai and Phu Tho provinces
Tác giả: Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Phạm Thị Thu Hương
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành hai lần trong năm 2008 và 2010 trên đối tượng bà mẹ ở 2 tỉnh Quảng Ngãi và Phú Thọ, nhằm đánh giá sự thay đổi về thực hành cho trẻ ăn bổ sung và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi dưới tác động của truyền thông giáo dục dinh dưỡng trong thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 2 năm can thiệp truyền thông giáo dục tỷ lệ bà mẹ có thực hành cho trẻ ăn bổ sung đúng đã được cải thiện: Tỷ lệ đa dạng hóa thực phẩm cho trẻ tăng từ 29,1% lên 85,4%(p<0,001); các chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi (WAZ), Z-score chiều cao theo tuổi (HAZ) tăng lần lượt từ -0.85±0.97 và -1.16±1.08 lên -0,58±0,90 và -1,03±1,02 (p<0,001). Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân giảm từ 13,0% xuống 4,7% (p<0,05) và tỷ lệ thấp còi giảm từ 24,1% xuống 16,7% (p<0,001). Tỷ lệ thiếu máu giảm từ 38,4% xuống 23,9%(p<0,001). Nồng độ Hemoglobin trung bình của trẻ tăng từ 111,2±10,1 g/L lên 112,8± 10,1 g/L(p<0,001). Như vậy truyền thông giáo dục dinh dưỡng đã có tác động cải thiện về thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ cũng như tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi tại các địa bàn nghiên cứu
Summary:
A cross-sectional study was carried out to assess whether there would be anychanges inmother’s practices on complementary feeding and nutritional status of children aged 6-23 monthsas the result of the Nutritional Education and Communication program. The study was carried out in 2008 and in 2010 among the pairs of mothers (aged 18-35 years) and children (aged 6-23 months). Mothers wereconsulted by trained nutritionistsduring home visits and group discussion were focused on practices of complementary feeding and social marketing of multi-micronutrient fortified powder. After 2 years of intervention, proportion of children aged 6-23 months consumed all recogmended five food groups per day increased significantly from 29.1% to 85.4% (p<0.001). Anthropometric indices of children were improved. In particular, Z-score Weight for Age (WAZ), Z-scoreHeight for Age (HAZ) increased from -0.85 ± 0.97 and -1.16 ± 1.08 to -0.58 ± 0.90 and -1.03 ± 1.02, respectively (p<0.001). Proportion of underweight significantly decreased from 13.0% to 4.7% (p<0.05) while proportion of stunning decreased from 24.1% to 16.7% (p<0.001), Proportion of children with anemia was decreased from 38.4% into 24.4% (p<0,001) after the invention. Hemoglobin concentration was increased from 111.2 ± 10.1 g/L to 112.8 ± 10.1 g/L (p<0.001). Thus nutrition communication and education can improve the mothers’ feeding practices and the nutritional status of the children.
Từ khóa:
Bà mẹ; trẻ từ 6-23 tháng tuổi; tình trạng dinh dưỡng; ăn bổ sung; giáo dục dinh dưỡng
Keywords:
Nutritional education, children, complementary feeding
File nội dung:
yhdp_original51_4_2015.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log