Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 112
Tập XXV, số 4 (164) 2015

Tác động của tình trạng nhân lực và trang thiết bị đến việc triển khai công tác làm mẹ an toàn tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Impact of human and equipment resource on the implementation of safe motherhood program in 5 provinces in Vietnam 2006-2010
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Viết Tiến, Đào Văn Dũng
Tóm tắt:
Nghiên cứu đánh giá một số yếu tố về phía cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến hiệu quả của can thiệp làm mẹ an toàn tại 5 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum và Ninh Thuận giai đoạn 2006-2010. Thiết kế nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 10 cán bộ y tế tại trạm y tế xã và 10 cán bộ y tế tuyến tỉnh trong nội dung đánh giá hiệu quả can thiệp của dự án tại 5 tỉnh trên. Kết quả đánh giá cho thấy cho thấy thiếu nhân lực y tế và trang thiết bị có ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình can thiệp làm mẹ an toàn tại 5 tỉnh: nhân lực y tế thiếu ở các tỉnh Kon Tum và Ninh Thuận tỷ lệ bác sĩ rất thấp 5/100.000 dân, Hòa Bình tỷ lệ bác sĩ là 20/100.000, Hà Giang là 9 bác sĩ/100.000, Phú Thọ là 19 bác sĩ/100.000. Trang thiết bị của các trạm y tế của 5 tỉnh cũng chưa được trang bị đầy đủ: 27,1% phòng khám thai đạt chuẩn, 20% phòng kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn, 44,8% phòng truyền thông đạt theo chuẩn và chỉ có 6,2% số trạm y tế là có ít nhất 4 phòng khám. Thực trạng thiếu nhân lực y tế và trang thiết bị đã có ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ làm mẹ an toàn tại các tỉnh trên
Summary:
The study evaluated factors related to service providers which have affected the efficiency of safe motherhood intervention program in five provinces including Ha Giang, Hoa Binh, Phu Tho, Kon Tum and Ninh Thuan during 2006- 2010. In this study, 10 medical staffs at Communal Medical center and 10 provincial health officials were throughly interviewed to evaluate the effectiveness of the intervention program in these provinces. We showed that a lack of medical staff and equipments affected the efficiency of safe motherhood intervention program in provinces. The shortage of medical staff was reflected in the low medical staff to the total population ratio (5 staff per 100.000 people in Kon Tum and Ninh Thuan; 20 staff per 100.000 people in Hoa Binh, 9 staff per 100.000 people in Ha Giang, and 19 staff per 100.000 people in Phu Tho. Medical equipment in these local health centers were not adequate: only 27.1% of antenatal clinics met standards, 20% of family planning clinic met standards, 44.8% of media room met standards, and only 6.2% of local medical centers have at least 4 clinics. The lack of medical staff and equipments influenced the implementation of safe motherhood program in these 5 provinces
Từ khóa:
Làm mẹ an toàn, cung cấp dịch vụ, nhân lực y tế, dịch vụ tuyến cơ sở
Keywords:
safe motherhood program, service providers, human resource in medical field, primary healthcare services
File nội dung:
yhdp_original112_4_2015.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log