Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 431
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Hiệu quả của truyền thông dinh dưỡng và hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Effectiveness of the intergration of nutrition communication and household food production guidance on nutrition status of children under 24 months old in Luc Yen district, Yen Bai province
Tác giả: Trần Xuân Cảnh, Phạm Văn Phú, Hà Thanh Bình, Arai Ayaka
Tóm tắt:
Thiếu kiến thức nuôi dưỡng trẻ và nguồn thực phẩm là hai yếu tố cơ bản tác động đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là các vùng miền núi. Sử dụng thiết kế nghiên cứu bán can thiệp nhằm mục tiêu đánh giá và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại huyện Lục Yên, Yên Bái thông qua chương trình lồng ghép các hoạt động truyền thông dinh dưỡng và hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm tại hộ gia đình. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi đã giảm nhanh có ý nghĩa thống kê ở cả 3 thể: nhẹ cân, thấp còi và gày còm, với các tỷ lệ tương ứng là: 6,0% (từ 28,2% xuống 22,2%), 6,5% (từ 39,2% xuống 32,8%) và 3,7% (từ 11,4% xuống 7,8%). suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân mức độ nặng giảm mạnh: từ 12,8% xuống 5,2%; suy dinh dưỡng ở thể thấp còi mức độ nặng cũng giảm rõ rệt từ 20,1% xuống 9,6%; suy dinh dưỡng ở thể gầy còm và gầy còm mức độ nặng đều giảm đáng kể: 8,9% xuống 2,6% và và 6,3% xuống 1,2%, tương ứng. Tuy vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại huyện Lục Yên vẫn còn rất cao, đặc biệt thể thấp còi vẫn ở mức 32,8% là một tỷ lệ cần được quan tâm.
Summary:
Lack of child care knowledge and food shortage are two main causes leading to child malnutrition in Vietnam, especially in moun-tainous areas. Using a quasi experiment study aimed to assess and improve under 24 month children’s nutrition status in Luc Yen through the program with the integration of nutrition communication and household food produc-tion guidance. The findings showed that per-centage of malnutrition among children under 24 months old decreased dramatically in all 3 forms: underweight, stunted and wasted with the percentage of 6.0% (decreased from 28.2% to 22.2%); 6.5% (from 39.2% to 32.8%) and 3.7% (from 11.4% to 7.8%) respectively. The percentage of severe stunted malnutrition de-creased dramatically from 20.1% to 9.6%; se-vere underweight and severe wasted malnutri-tion also decreased considerably from 8.9% to 2.6% and 6.3% to 1.2% respectively. However, the percentage of malnutrition among children under 24 month in Luc Yen still remained high, especially at stunted malnutrition standing at 32.8%. Therefore, it should be paid more at-tention.
Từ khóa:
Truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, tạo nguồn thực phẩm, suy dinh dưỡng
Keywords:
communication, nutrition edu-cation, food production, malnutrition.
File nội dung:
O156431.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log