Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 70
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Quản lý và điều trị bệnh nhân lao tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng năm 2010-2012

Management and treatment for tuberculosis patients in Duc Trong district, Lam Dong province in three years of 2010-2012
Tác giả: Vũ Diễn, Trần Quỳnh Anh, Võ Đông Phương
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân Lao tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng trong ba năm 2010-2012 và một số đặc điểm mắc Lao của các bệnh nhân đang được quản lý. Tất cả các bệnh nhân đang được quản lý điều trị Lao ở huyện Ðức Trọng đã được chọn vào nghiên cứu. Có 219/241 bệnh nhân đã trả lời phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và được thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án (tỷ lệ trả lời là 90,1%). Số liệu về các thể mắc Lao, kết quả điều trị, thời gian mắc bệnh, nơi điều trị, và các đặc trưng cá nhân đã đuợc thu thập, phân tích và trình bày dưới dạng các tỷ lệ % và tỷ suất. Kết quả: Tỷ lệ mắc Lao mới ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm tỷ suất mắc Lao mới ở huyện Đức Trọng năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 46,8/100 000 dân, 43,3/100 000 dân và 50,9/100 000 dân. Gần một nửa số mắc Lao là Lao phổi AFB(+) và có 8 trường hợp đồng nhiễm Lao/HIV. Kết quả hoàn thành điều trị cao với tỷ lệ 93,6%, nhất là đối với các trường hợp Lao phổi AFB(+). Tỷ lệ tử vong trong ba năm là 4,9%. Tỷ lệ mắc Lao ở nam cao gấp đôi ở nữ, phổ biến ở lứa tuổi trưởng thành và người làm nghề nông. 91,3% bệnh nhân Lao ở Đức Trọng có thời gian mắc dưới 1 năm, 73,5% lựa chọn nơi khám bệnh ban đầu ở trung tâm Y tế huyện. 100% bệnh nhân uống thuốc đúng, đầy đủ và hầu hết được điều trị ở tuyến cơ sở, theo quy định của Chương trình Chống Lao Quốc gia.
Summary:
This study was conducted to assess the management and treatment for Tuberculosis patients in Duc Trong district, Lam Dong province in three years of 2010-2012 and factors of managed Tuberculosis patients. All patients who were managed and treated for Tuberculosis were selected and 219/241 actually participated in this study (the respondent rate was 90.1%). We used the questionnaires and data collection forms from medical records to collect data. Data of Tubeculosis types, treatment results, treatment places, and demographic characteristics were collected, analysed and presented by rates and percentages. Results: The incident rates of Tuberculosis in Duc Trong district, Lam Dong Province in 2010, 2011 and 2012 were 46.8/100 000 people, 43.3/100 000 people and 50.9/100000 people, respectively. Nearly half of participants suffered from Pulmonary Tuberculosis AFB (+) and there were 8 cases of co-infection of Tuberculosis and HIV. Treatment completion rate was high with a figure of 93.6%, especially for the cases of Pulmonary Tuberculosis AFB(+). Mortality rate of Tuberculosis patients in three years was 4.9%. The incident rate of Tuberculosis among males was two times higher than among females. The incident rate of Tuberculosis was common among adults and/or farmers. 91.3% Tuberculosis patients in Duc Trong district had a disease duration of less than one year, 73.5% reported that Duc Trong district Health Center was the first choice for health check. 100% Tuberculosis patients reported taking medication fully and correctly. Most patients were treated at grassroot levels as guided by the National Tuberculosis Program.
Từ khóa:
quản lý, điều trị, bệnh nhân Lao, 2010-2012
Keywords:
management, treatment, Tuberculosis patients, 2010-2012
File nội dung:
O15670.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log