Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 29
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Thực trạng bệnh tật tự khai báo của người dân ở một số khu vực đô thị thuộc 4 quận nội thành Hà Nội năm 2013 và một số yếu tố liên quan

Self –reported sick and illness in four urban districts in Ha Noi 2013 and some related factors
Tác giả: Lê Thanh Tuấn, Vũ Duy Kiên, Hoàng Văn Minh, Vũ Hồng Cương
Tóm tắt:
Nghiên cứu được tiến hành năm 2013 tại Hà Nội nhằm mô tả thực trạng ốm đau, bệnh tật tự khai báo của người dân ở một số khu vực đô thị thuộc 4 quận nội thành Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Thiết kế mô tả cắt ngang được áp dụng. Thông tin về thực trạng ốm đau, bệnh tật tự khai báo của đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn tại hộ gia đình. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh/triệu chứng cấp tính tự khai báo trong vòng 4 tuần vừa qua ở là 20,1 %. Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính tự khai báo trong vòng 12 tháng vừa qua ở đối tượng nghiên cứu là 8,2 %. Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính tự khai báo trong nhóm nữ cao hơn so với nhóm nam. Những người sống ở khu vực có điều kiện sinh hoạt tối thiểu được đảm bảo có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao hơn so với những người sống tại khu vực có điều kiện sinh hoạt tối thiểu không được đảm bảo. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng bệnh/triệu chứng bệnh cấp tính tự khai báo trong 4 tuần vừa qua và giới tính, thành viên là người già trong hộ gia đình, trình độ học vấn và thói quen hút thuốc lá hằng ngày. Trong khi đó, tình trạng mắc các bệnh mạn tính tự khai báo trong 12 tháng qua có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với người già trong hộ gia đình, trình độ học vấn và thói quen uống rượu bia hằng ngày. Với những khó khăn về nguồn lực, để đạt hiệu quả tối đa các chương trình y tế cần tập trung các can thiệp vào các nhóm đối tượng yếu thế và có nguy cao ảnh hưởng tới sức khoẻ tại các khu vực đô thị ở Việt Nam
Summary:
This study was conducted in four urban districts in Hanoi in 2013. The aims of the study were to describe the patterns of self-reported a sick and illness, syptoms among people living in four urban districts in Hanoi 2013 and theirs related factors. Cross section study was applied. Information of people about self-reported acute syptoms and non-cummunicable diseases and some related factors were collected through a household survey. The results showed that the prevalence of self-reported acute symptom within the last 4 weeks was 20.1%. The prevalence of self-reported non-communicable diseases during the last 12 months among was 8.2%. The prevalence of self-reported non-communicable diseases (NCD) was higher among women than men. In addition, the prevalence of NCD was higher in poor condition areas than that of the better living condition areas. Significant association was found between the prevalence of self-reported accute symtoms in the last 4 weeks and sex, the elderly, education level and daily smoking. The prevalence of self-reported chronic disease in the past 12 months had significantly associated with the elderly, education level and daily drinking. With potential resource contraints, public health interventions should focus more on vunerable groups affecting high risks about health in urban Vietnam.
Từ khóa:
Ốm đau, bệnh tật tự khai báo, yếu tố liên quan sức khoẻ, đô thị, Hà Nội
Keywords:
self-reported sick, self-reported illness, health related factor, social determinants, urban, Hanoi.
File nội dung:
O15629.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log