Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 111
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Thực trạng chăm sóc thai sản và kiến thức, thực hành về chăm sóc thai sản của các bà mẹ tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013

The situation of maternity care and knowledge, practice on maternity care of mothers in Damrong district, Lamdong province 2012-2013
Tác giả: Đỗ Văn Luân, Lê Thị Tài, Trần Thị Hiếu Trung,Nguyễn Thế Khánh, Phạm Phi Vũ, Nguyễn Thị Vui
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện từ 5/2013 đến 8/2013 nhằm mô tả thực trạng chăm sóc thai sản tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng năm 2012 và mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về chăm sóc thai sản của các bà mẹ tại tại ba xã của huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng năm 2013. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, được thực hiện trên số liệu sổ sách của trung tâm y tế huyện và 384 bà mẹ sinh con trong năm 2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ đẻ trong năm 2012 được quản lý thai, khám thai đủ 3 lần trở lên, tiêm phòng uốn ván và đẻ tại cơ sở y tế hoặc được cán bộ y tế đỡ cao (>90%). Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ được chăm sóc tại nhà hoặc tại cơ sở y tế 42 ngày đầu sau sinh còn thấp (chỉ đạt 76,2%). Điểm kiến thức trung bình của các bà mẹ về chăm sóc thai sản trước sinh và chăm sóc trẻ sau sinh khá cao, đạt 72,2 và 83,3% so với điểm mong đợi. Kiến thức về các dấu hiệu bất thường trong thời kỳ mang thai, các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ, các dấu hiệu cần theo dõi sau sinh, các dấu hiệu bất thường sau sinh, các dấu hiệu bất thường cần theo dõi ở trẻ sơ sinh thì còn hạn chế, điểm kiến thức trung bình chỉ đạt từ 20,0 đến 58,3% so với điểm mong đợi. Đa số các bà mẹ thực hiện cho con bú sữa non ngay trong giờ đầu sau khi sinh; ăn uống đầy đủ, hợp lý; uống viên sắt đầy đủ; theo dõi cân nặng trong thời gian mang thai; theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ; tiêm phòng uốn ván; đăng ký quản lý thai và khám thai (chiếm từ 73,2-96,1% số bà mẹ được hỏi). Những thực hành ít được các bà mẹ thực hiện gồm: ngủ đủ 8 giờ một ngày (4,2%); thay đồ sạch hàng ngày (42,7%); nghỉ ngơi hợp lý sau sinh (47,4%); khám thai đủ 3 lần trong 3 thai kỳ (50,5%).
Summary:
This study was carried out from 5/2013 to 8/2013 aimed to describe the situation of maternity care in, Damrong district, Lam Dong province in 2012; and also describe the current status of knowledge and practices on maternity care of mothers in 3 communes, Damrong district, Lam Dong province in 2013. We implement a cross-sectional survey of the data from medical records of health districts center and 384 mothers who gave birth in 2012. The results showed that the percentage of women giving birth in 2012 was managing pregnancy, prenatal care than 3 times or more, tetanus vaccination and giving birth at the medical facilities or medical staff support is high (>90%). The percentage of women giving birth and their newborn are cared for first 42 days after birth at home or in health facilities is low (only 76.2%). The average knowledge scores of mothers on prenatal maternity care and postnatal care is high, 72.2 and 83.3% compared of the expected scores. Knowledge of abnormalities in pregnancy, the danger signs during pregnancy, the signs should be monitored after birth, the postnatal abnormalities, abnormal signs should be monitored in newborn is still limited, the average knowledge score range from 20.0 to 58.3% compared of the expected scores. Most of mothers breastfeeding within the first hour after birth; eat well, reasonable; full taking iron supplements; mornitoring their weight during pregnancy; monitoring the danger signs of the child; tetanus vaccination; registration pregnancy and antenatal management (73.2 to 96.1% of survey respondents). The percentage of mothers doing following practices is low: adequate sleep 8 hours a day (4.2%); daily cleaning (42.7%); proper rest after birth (47.4%); ANC full 3 Times every three month (50.5%).
Từ khóa:
chăm sóc thai sản, bà mẹ Đam Rông, Lâm Đồng
Keywords:
maternity care, mother Damrong district, Lam Dong
File nội dung:
O156111.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log