Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 125
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con thứ ba trở lên ở phụ nữ huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng năm 2012

Current situation and some factors related to women having more than two children in Don Duong district, Lam Dong province in 2012
Tác giả: Nguyễn Đăng Vững, Đỗ Phú Nhựt, Lê Thị Hoàn
Tóm tắt:
Tỷ lệ sinh con thứ ba ở Việt Nam gia tăng từ năm 2004. Cho đến nay vẫn chưa chưa có nhiều các nghiên cứu ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 880 phụ nữ của 6 xã/thị trấn của huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng năm 2012 cho thấy tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 17,7%. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất ở phụ nữ ≥ 35 tuổi (24,6% ) và ở phụ nữ người dân tộc thiểu số (22,5%). Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất ở phụ nữ có trình độ học vấn thấp: Biết đọc, biết viết, tiểu học (21,3%). Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất ở phụ nữ theo đạo Thiên chúa và Tin lành (20,1%); Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất ở phụ nữ làm nghề nông (18,1%); và sống trong hộ nghèo, cận nghèo (33,3%). Những yếu tố liên quan đến tình trạng sinh con thứ ba trở lên như: Phụ nữ ≥ 35 tuổi; phụ nữ người dân tộc thiểu số; phụ nữ có trình độ học vấn thấp; phụ nữ theo đạo Thiên chúa và Tin lành OR=3,8 (95%CI: 2,0-7,3); và phụ nữ sống trong các hộ nghèo, cận nghèo (χ2 = 68,5; p < 0,01).
Summary:
Percentage of women who give the third child in Viet Nam increased since 2004. So far there are not much studies on this issue among ethnic minority groups, especially in the Central Highland. A cross-sectional study was conducted among 880 women in reproductive ages in 6 communes of Don Duong district, Lam Dong province in 2012 indicated that the percentage of women having more than 2 chidren was 17.7%. The highest percentage of women having more than 2 children was found in the age group of 35 and older (24.6% ) and in ethnic minority women (22.5%), highest in women having low education attainment (know how to read and write, primary school- accounting for 21.3%). Highest percentage of women having more than 2 children was found in those who belongs to Catholic and Christian religion (20.1%); highest in those who lived in poor and near-poor househols (33.3%). Factors associated with women having more than two children are women with older ages ( ≥ 35 years old); ethnic minority women, women with low education, women belong to Christian and Catholic religion and women living in poor and near poor families.
Từ khóa:
Phụ nữ, sinh con thứ ba, Lâm Đồng
Keywords:
woman, two child policy, Lam Dong
File nội dung:
O156125.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log