Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 289
Tập XXV, số 8 (168) 2015 Số đặc biệt

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố một số nhóm ngoại ký sinh tại một số điểm ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng

Research on species composition and distribution of some external parasites groups in Southern – Lam Dong area
Tác giả: Lê Thành Đồng, Trần Nguyên Hùng, Trần Thị Kim Hoa, Mai Đình Thắng, Đoàn Bình Minh
Tóm tắt:
Bằng phương pháp điều tra cắt ngang từ năm 2010 đến năm 2013, về thành phần loài và sự phân bố một số nhóm ngoại ký sinh tại một số điểm ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng. Kết quả cho thấy Tỷ lệ vật chủ nhiễm ngoại ký sinh tại 11 điểm nghiên cứu 60,1%. Trong đó gia súc nhiễm 50,9%; gia cầm 59,9% và động vật hoan dại 63,6%. tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng, có 49 loài ngoại ký sinh (Bọ chét, ve, mò, mạt), trong đó bộ Bọ chét Siphonaptera có 06 loài, liên họ Ve Ixodoidea có 06 loài, họ Mò Trombiculidea có 21 loài và liên họ Mạt Gamasoidea có 16 loài. Có 11 loài ngoại ký sinh có vai trò y học tại các điểm nghiên cứu: Bọ chét Siphonaptera có 3 loài: Pulex irritans, Xenopsylla astia, Xenopsylla cheopis; liên họ Ve có 3 loài: Ixodoidea có Boophilus microciphus, Rhipicephalus haemaphysaloides, Rhipicephalus sanguineus; họ Mò Trombiculidea có 3 loài: Ascoschoengastia (Lau.) indica, Gahrliepia (walchia) chinensis, Leptotrombidium (L.) deliense; liên họ Mạt Gamasoidea có 2 loài: Laelaps sedlaceki, Ornithonissus bacoti. Tỷ lệ % đa dạng sinh học của 4 nhóm ngoại ký sinh là 16,7%. Trong đó tỷ lệ đa dạng sinh học của liên họ Mạt là 22,2%, họ Mò 19,6%, bộ Bọ chét 17,5% và họ Ve cứng 8,8%. Tương quan thành phần loài của 4 nhóm ngoại ký sinh giữa các điểm nghiên cứu của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ: bộ Bọ chét, họ Mò và liên họ Mạt là “gần ít” và họ Ve cứng có mối tương quan “khác ít”
Summary:
A cross-sectional survey methodology from 2010 to 2013 about the species composition and distribution of some external parasites group was conducted in some sites in the Southern - Lam Dong area. The results showed that Rate hosts infected ectoparasites at 11 study sites 60.1%. In which cattle infected 50.9%; poultry 59.9% and wild animal 63.6%. there were 49 external parasites species in the Southern - Lam Dong area (Siphonaptera s, Ixodoidea, Trombiculidea, Gamasoidea) in which the Siphonaptera had 06 species, Ixodoidea had 06 species, Trombiculidea had 21 species and Gamasoidea had 16 species. There are 11 external parasites species which is medical role in the study sites: Three siphonaptera species is: Pulex irritans, Xenopsylla astia, Xenopsylla cheopis; three ixodoidea species is: Boophilus microciphus, Rhipicephalus haemaphysaloides, Rhipicephalus sanguineus; three trombiculidea species is: Ascoschoengastia (Lau.) indica, Gahrliepia (walchia) chinensis, Leptotrombidium (L.) deliense; two gamasoidea species is: Laelaps sedlaceki, Ornithonissus bacoti. The biodiversity percent rate of 4 ectoparasites groups was 16.7%. Which biodiversity rate of Gamasoidea is 22.2%, Trombiculidea 19.6%, Siphonaptera 17.5% and Ixodoidea 8.8%. Species composition Correlation of 4 ectoparasites groups between study sites of the South East and South West: Siphonaptera, Trombiculidea and Gamasoidea as "near little"; and Ixodoidea " another less ".
Từ khóa:
Ngoại ký sinh, sự phân bố của ngoại ký sinh
Keywords:
external parasites, distribution of external parasites.
File nội dung:
O158289.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log