Thứ ba, 23/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 255
Tập XXV, số 8 (168) 2015 Số đặc biệt

Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan E trên quần thể lợn nuôi tại hộ gia đình ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2015

Prevalence of Hepatitis E virus infection in pigs raising at households in Duy Tien district, Ha Nam province in 2015
Tác giả: Lê Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Thị Thi Thơ, Đỗ Thị Diễm Trinh, Nguyễn Tuấn Nghĩa, Nguyễn Tự Quyết, Tạ Ngọc Hà, Phan Đăng Thân, Lưu Phương Dung, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Diệu Chi Mai, Trần Văn Đình, Trần Ngọc Phương Mai, Nguyễn Thanh Dương, Nguyễn Trần Hiển
Tóm tắt:
Sự phát triển chăn nuôi trong những năm gần đây được cho là một nguyên nhân làm gia tăng sự phát triển của các bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó có bệnh viêm gan vi rút E. Điều tra huyết thanh học nhằm xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan E (HEV) trên quần thể lợn đang được chăn nuôi tại các hộ gia đình ở 2 xã thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam được thực hiện năm 2015. Tổng số 520 mẫu máu lợn đang được nuôi tại 108 hộ gia đình ở hai khu vực chăn nuôi phát triển (thôn Thượng) và chăn nuôi truyền thống (thôn Quan Nha) đã được thu thập. Áp dụng kỹ thuật xét nghiệm ELISA để tìm kháng thể kháng vi rút viêm gan E toàn bộ.Tỷ lệ lợn nuôi nhiễm vi rút viêm gan E là 19,2% và tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi lợn có lợn nhiễm vi rút này là 37,9%. Tỷ lệ hộ gia đình có lợn bị ốm trong 2 tuần trước thời điểm điều tra là 24,1%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quần thể lợn đang được nuôi tại khu vực chăn nuôi phát triển có xu hướng bị ốm và nhiễm vi rút viêm gan E cao hơn so với lợn nuôi ở khu vực chăn nuôi truyền thống (p<0,05). Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng nguy cơ lây truyền vi rút viêm gan E từ lợn nuôi sang người là không nhỏ và cần được quan tâm nhiều hơn nữa tại Việt Nam.
Summary:
The growth in livestock production recently has raised concerns of increasing risks for zoonotic disease transmission. Hepatitis E virus (HEV) is believed to be fecal-orally transmitted from pig feces and its products. A serological survey of HEV was carried out in order to investigate HEV prevalence in pig population in two communes of Duy Tien district, Ha Nam province on January 2015. Blood specimens were collected from 520pigs raising at 108 households in two villages Thuong (intensive livestock zone) and Quan Nha(traditional livestock zone) andtested using ELISA technique for anti-HEVoverall. Proportion of farms with symtopmatic pigs during last two weeks was 24.1%. The overall sero-prevalence of HEV antibodies among pigs and pig farms were 19,2% and 37,9%, respectively.It was remarked that pigs raising in the intensive livestock zone appeared to have higher risk of illness and HEV infectioncompared to pigs raising in thetraditional livestock zone (p<0.05), thatsuggesting a potential risk in of HEV transmission between pigs and humans and in need of more attention in Viet Nam.
Từ khóa:
Vi rút viêm gan E (HEV), lợn nuôi, kháng thể anti-HEV, Hà Nam, chăn nuôi lợn,
Keywords:
Hepatitis E virus, swine HEV, IgG anti HEV, Ha Nam, raising pig
File nội dung:
O158255.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log