Thứ ba, 16/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 345
Tập XXV, số 10 (170) 2015 Số đặc biệt

Can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở trẻ dưới 18 tháng tuổi được làm xét nghiệm PCR tại 29 tỉnh, giai đoạn 2010- 2012

Interventions to prevent mother to child HIV transmission in HIV exposed infants who receiving PCR test at 29 provinces, 2010- 2013.
Tác giả: Đỗ Thị Nhàn, Cao Thị Thanh Thủy, Dương Hoài Minh, Nguyễn Thị Minh Thu, Lê Thị Hường,Phạm Vân Anh, Bùi Đức Dương
Tóm tắt:
Bài báo mô tả thực trạng và kết quả sử dụng can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại 29 tỉnh, 2010-2012. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang và số liệu hồi cứu. Thu thập thông tin về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của mẹ và con trên 3665 trẻ phơi nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi được xét nghiệm PCR. Kết quả tỷ lệ mẹ được phát hiện nhiễm HIV khi mang thai là 34,5%, chuyển dạ và sau sinh là 30,2% và 6,6%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV điều trị ARV là 24,3%, dự phòng ARV là 53% và không dự phòng ARV là 15,2%. 85,4% trẻ dự phòng ARV. Tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ được làm PCR là 8,5%; Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm trẻ được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV và mẹ điều trị ARV 3 thuốc rất thấp (0,7%), nhóm trẻ được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và mẹ dự phòng ARV sớm khi mang thai thấp (2,4%). Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ là can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hạn chế kiến thức, thực hành của phụ nữ mang thai và nhân viên y tế về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, không sẵn có dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và kỳ thị phân biệt đối xử là rào cản thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con làm tỷ lệ nhiễm HIV cao ở trẻ. Nghiên cứu cho thấy sự cấp thiết của tăng cường xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai và điều trị ARV 3 thuốc.
Summary:
This paper aims to evaluate the situation and result of prenvention of HIV transmission from mother with HIV infection to their children (PMTCT) and some barriers related to PMTCT interventions in 29 provinces, 2010- 2012. The study used cross sectional design, using retrospective data. Data collection on PMTCT interventions in mother and HIV-Exposed Infants (HEIs) who received PCR testing. The result show that the number of mothers diagnosed with HIV during labour and after delivery were 30.2% and 6.6% respectively. There was 24.3% HIV infected-mothers received ART and 53.1% receive ARV prophylaxis. There was 15.2 % of mother not receiving ARV prophylaxis. 85.4% HEIs received ARV prophylaxis. PCR positive rate among HEIs who had PCR testing was 8.5%. Positive PCR rate among HEIs who received ARV prophylaxis and from mother who received ART was very low (0.7%). Positive PCR rate among HEIs who received ARV prophylaxis, replacement formula and from mother who received ARV prophylaxis was 2.4%. The strongest associated factor to HIV infection in HEIs is PMTCT implementation. PCR positive rate was high among HEIs from mothers and children who did not receive PMTCT interventions. Lack of awareness among mothers and health care workers on PMTCT, unavailability of services, and stigma and discrimination are still the key barriers of mothers accessing PMTCT and subsequent HIV diagnosis for their infants. The results suggest the urgent needs for enhancing early HIV testing for pregnant women, ART for pregnant women and breastfeeding mothers with HIV infection regardless of CD4.
Từ khóa:
HIV, can thiệp PLTMC, xét nghiệm PCR, điều trị ARV, trẻ phơi nhiễm HIV.
Keywords:
HIV, PMTCT interventions, PCR testing, ART, HEIs.
File nội dung:
O1510345.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log