Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 380
Tập XXV, số 10 (170) 2015 Số đặc biệt

Thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả điều trị dự phòng tại Bệnh viện phụ sản Trung ương và Khoa sản- Bệnh viện Quảng Ninh giai đoạn 2009-2013

Status of HIV transmission from mothers to children and the effectiveness of preventive treatment in National hospital of Obstetrics and Gynecology and Obstetric ward in Quang Ninh hospital during 2009-2013
Tác giả: Dương Lan Dung, Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Thị Hiền Thanh
Tóm tắt:
Sử dụng nghiên cứu thuần tập với thiết kế hồi cứu và tiến cứu để xác định tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Khoa sản Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh từ 9/2009 đến 12/2011; và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của các phác đồ ARV với tỷ lệ từ mẹ sang con. 313 bà mẹ nhiễm HIV và con của họ được theo dõi về tình trạng nhiễm HIV đến 18 tháng tuổi. Kết quả là 94,2 % bà mẹ nhiễm HIV được nhận thuốc ARV để điều trị phòng từ mẹ sang con. Tỷ lệ từ mẹ sang con tại thời điểm xét nghiệm chẩn đoán sớm lúc 6-8 tuần tuổi là 3,4%, tại thời điểm 18 tháng tuổi là 3,8%. Mẹ không nhận được điều trị ARV là yếu tố nguy cơ cao gấp 25,2 lần so với mẹ được nhận điều trị ARV (OR=25,2; 95%CI= 3,25–194,76, p=0,01). Tỷ lệ từ mẹ sang con khi không được điều trị ARV là 40%, khi được điều trị 1 liều duy nhất khi chuyển dạ là 5,3%, được điều trị 2 thuốc khi mang thai là 3,3%, và khi điều trị với phác đồ 3 thuốc tỷ lệ này giảm xuống còn 1,3%. Phác đồ điều trị ARV cho phụ nữ mang thai tại Việt Nam cần được tiến hành sớm và phối hợp nhiều thuốc để đảm bảo nâng cao hiệu quả điều trị.
Summary:
Using prospective and retrospective cohort study aimed to determine the rate of transmission HIV from mother to child in the National Hospital of Obstetric & Gynecology and obstetric ward in Quang Ninh Hospital from 9/2009 to 12/2011; and to evaluate the effective of ARV treatment to that transmission rate. 313 HIV–infected mothers and their baby had been followed until 18-month-old. The results showed that 94.2% of HIV–infected mothers were received ARV for prevention of transmission HIV from mother to child. The rate of transmission HIV from mother to child at 6-8 weeks was 3.4%; at 18 months was 3.8%. The risk factor in ART-naïve mother was 25.2 times higher than mother with ARV treatment (OR=25.2; 95%CI= 3.25–194.76, p=0.01). The rate of transmission HIV from mother to child in ART - naïve mothers was 40%; that rate in case of treatment with only one dose during labour was 5.3%, of treatment with combined two drugs during pregnancy time was 3.3%, and of treatment with combined three drugs fell to 1.3%. ARV regimens for pregnant women in Vietnam should be applied early and combined multiple drugs to ensure enhanced treatment efficacy.
Từ khóa:
Phụ nữ mang thai, lây truyền HIV từ mẹ sang con, thuốc kháng retro vi rút (ARV)
Keywords:
Pregnant women, transmission HIV from mother to child, Antiretrovirus (ARV)
File nội dung:
O1510380.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log