Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 353
Tập XXV, số 10 (170) 2015 Số đặc biệt

Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành nhiễm HIV/AIDS tại một số phòng khám ngoại trú ở Việt Nam năm 2011

Nutritional status of adults living with HIV/AIDS in outpatient clinics in Vietnam, 2011
Tác giả: Huỳnh Nam Phương, Phạm Thị Thúy Hòa, Nguyễn Thị Vân Anh, Hoàng Thị Hồng Nhung
Tóm tắt:
HIV có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng bằng tăng nhu cầu năng lượng cần thiết, trong khi làm giảm sự thèm ăn, hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những người trưởng thành nhiễm HIV tại 29 phòng khám ngoại trú trên toàn quốc bằng điều tra mô tả cắt ngang. Đối tượng bao gồm 3912 nam giới và phụ nữ không mang thai/ không cho con bú nhiễm HIV từ 18 tuổi trở lên đang quản lý tại phòng khám ngoại trú. Kết quả cho thấy 26,8% suy dinh dưỡng, 3,8% thừa cân béo phì. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở nhóm tuổi từ 20-29 tuổi (29,2%), tiếp đó là nhóm trên 50 tuổi (27,6%), tuy nhiên nhóm này có lệ suy dinh dưỡng cấp tính nặng (SAM) cao nhất (6,6%).Tỷ lệ thiếu và thừa dinh dưỡng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ hoặc giữa các nhóm điều trị. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nghiên cứu này là cao hơn so với tỷ lệ ở người trưởng thành Việt Nam không nhiễm HIV. Cần lồng ghép đánh giá, tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng vào các hoạt động chăm sóc và điều trị thường xuyên tại các phòng khám ngoại trú để phòng và quản lý suy dinh dưỡng ở nhóm đối tượng nguy cơ.
Summary:
HIV can cause or aggravate malnutrition by increasing necessary energy requirement, while decreasing appetite, absorption and utilization of nutrients. This research was conducted to assess nutritional status of HIV-infected adults in 29 outpatient clinics (OPC) by a nation-wide cross-sectional descriptive survey. Subjects included 3912 men and women who were not pregnant /not breastfeeding aged 18 years or older with HIV infection registering at the systematically selected OPCs. The results showed that malnutrition rate was 26.8%; overweight was 3.8%. The highest rate of malnutrition occurred in the age group from 20-29 years old (29.2%), followed by the age group over 50 (27.6%), however the later group had the highest rates of severe acute malnutrition (SAM) (6.6%). The rates of under and over nutrition were not different between men and women or between treatment groups. The rates of malnutrition in this research are higher than the rate of malnutrition among Vietnamese healthy adults. It is necessary to integrate assessment, counseling and nutritional support in regular care and treatment activities at OPCs to prevent and manage malnutrition of vulnerable groups.
Từ khóa:
Tình trạng dinh dưỡng, người trưởng thành, HIV, phòng khám ngoại trú.
Keywords:
Nutritional status, adults, HIV, outpatient clinic.
File nội dung:
O1510353.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log