Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 37
Tập XXV, số 11 (171) 2015

Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh hai trường Trung học cơ sở quận Ngô Quyền, Hải Phòng, năm 2015

The situation and the factors effecting to overweight and obesity of students in two secondary schools, Ngo Quyen District, Hai Phong, 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Văn Đảm, Phan Lê Thu Hằng, Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Hán
Tóm tắt:
Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây ảnh hưởng đến phát triển và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 240 học sinh của hai trường trung học cơ sở tại một quận thành phố Hải phòng để mô tả thực trạng thừa cân béo phì và xác định một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì. Học sinh được đo cân nặng, chiều cao bằng phương pháp nhân trắc và thu thập thông tin qua bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh Trung học cơ sở là 9,6%, nam (11,2%), nữ (7,8%); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 2,5%. Có mối liên quan giữa các yếu tố sau với thừa cân, béo phì ở học sinh: thường xuyên ăn thức ăn nhanh (OR=2,42; 95% CI: 1,01 - 5,83), thường xuyên ăn thức ăn xào rán (OR = 3,89; 95% CI: 1,12 - 13,51), ăn thêm bữa phụ (OR = 3,91; 95% CI: 1,29 - 11,88); không tập thể dục (OR = 3,38; 95% CI: 1,41 - 8,10), xem tivi trên 2 giờ/ngày (OR = 2,51; 95% CI: 1,05 - 6,00), chơi điện tử trên 2 giờ/ngày (OR = 3,94; 95% CI: 1,59 - 9,72).
Summary:
The cross-sectional study was implemented to describe the situation of overweight, obesity and identify the factors effecting to overweight and obesity of students in secondary schools. There were 240 students of two secondary schools in the Hai Phong city was interviewed by the questionnaires and measured weight, height by anthropometric method. The study results showed that the prevalence of overweight and obesity was 9.6%, boys (11.2%) and girls (7.8%). The highest prevalence of overweight and obesity was in the age of 11 (14.3%), and the lowest in the age of 14 (5.3%). The malnutrition percentage was 2.5%. There were 43.3% students have a good knowledge on overweight, obesity prevention. There was no significant difference of good knowledge of overweight, obesity prevention bettwen overweight, obesity and normal groups. There was a relationship between the following factors with overweight and obesity in students: regularly eating fast food (OR = 2.42; 95% CI: 1.001 to 5.83), regularly eating fried food (OR = 3.89 ; 95% CI: 1.12 to 13.51), eating snacks (OR = 3.91; 95% CI: 1.29 to 11.88); no exercise (OR = 3.38; 95% CI: 1.41 to 8.10), watching TV over 2 hours per day (OR = 2.51; 95% CI: 1.05 to 6.00), playing electronic games over 2 hours per day (OR = 3.94; 95% CI: 1.59 to 9.72).
Từ khóa:
Thừa cân, béo phì, học sinh, Trung học cơ sở
Keywords:
Overweight, obesity, secondary school students.
File nội dung:
O151137.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log