Thứ năm, 18/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 221
Tập XXV, số 12 (172) 2015 Số 12+13 (172+173)

Hiệu quả cải thiện an toàn lao động tại các cơ sở tái chế kim loại ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Effectiveness of interventions to improve the occupational safety at metal recycling facilities at Van Mon, Yen Phong, Bac Ninh province
Tác giả: Trần Văn Thiện, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Trần Văn Hưởng, Nguyễn Huy Nga
Tóm tắt:
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng không có nhóm đối chứng được tiến hành ở 20 cơ sở tái chế kim loại từ tháng 06 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả điều tra trước can thiệp cho thấy, hầu hết người lao động đều được trang bị khẩu trang và găng tay, tuy nhiên tỷ lệ người lao động được trang bị các phương tiện bảo hộ khác như kính mắt, mũ bảo hộ hay ủng vẫn chưa cao. Tỷ lệ người lao động được trang bị kính mắt tăng (CSHQ=64%, p < 0,01). Quần áo bảo hộ lao động cũng đã được trang bị cho 86,5% số người lao động (CSHQ=27,3%, p < 0,01). Sau can thiệp, số thiết bị bảo hộ trung bình mà một người lao động được phát đã cải thiện khoảng 50%, tăng từ 2 thiết bị thời điểm trước can thiệp lên 5 thiết bị tại thời điểm sau can thiệp (p < 0,05). Tỷ lệ người lao động đều thường xuyên sử dụng thiết bị bảo hộ khi lao động đã tăng từ 84,9% tại thời điểm trước can thiệp lên 100% tại thời điểm sau can thiệp (CSHQ=17,8%, p<0,01). Tỷ lệ người lao động được hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách chỉ chiếm gần 69% tổng số người lao động. Sau can thiệp, toàn bộ người lao động đã được hướng dẫn sử dụng bảo hộ lao động đúng cách (CSHQ=45,4%, p < 0,01).
Summary:
The community-based intervention (without control group) was conducted at 20 metal recycling facilities from June 2013 to May 2014 at Van Mon, Yen Phong, Bac Ninh. Results from the before-intervention’s survey showed that most of the workers were equipped with face-masks and gloves. However, the percentage of workers provided with protective equipment such as googles, helmets, and boots was still low. After intervention, there was an increase in the percentage of workers equipped with googles (CSHQ=64%, p<0.01). About 86.5% workers were equipped with protection cloth (CSHQ=27.3%, p< 0.01). After the intervention, the average protective equipment that an employee had been provided increased by about 50%, from 2 items prior to the intervention to up to 5 items after the intervention (p<0.05). Percentage of workers regularly using protective equipment while working has increased from 84.9% prior to the intervention to 100% after the intervention (CSHQ=17.8%, p<0.01). After the intervention, all employees had been instructed to use protective equipment properly (CSHQ=45.4%, p<0.01) while there was only about 69% employees guided to use protective equipment properly before.
Từ khóa:
An toàn lao động, trang bị bảo hộ, cơ sở tái chế kim loại, người lao động
Keywords:
Occupational safety, personal protective equipment, metal recycling facility, employee (worker).
File nội dung:
O1512221.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log