Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 61
Tập XXVI, số 8 (181) 2016

Kiến thức của cán bộ y tế, cơ sở hạ tầng và thuốc thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh tại tuyến y tế cơ sở của hai huyện tỉnh Đắk Lắk

Knowledge of healthcare workers, infrastructureand drugs for essential newborn care at commune health stations and district hospitals in Dak Lak province
Tác giả: Tạ Như Đính, Ngô Toàn Anh, Chu Hùng Cường, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Anh Dũng
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả kiến thức của cán bộ y tế, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh (CSSS) tại tỉnh Đắk Lắk năm 2013. 152 cán bộ y tế huyện và xã được phỏng vấn bằng câu hỏi định lượng và 8 cán bộ quản lý y tế được phỏng vấn sâu về những khó khăn và rào cản trong CSSS. Kiểm kê trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và thuốc thiết yếu được thực hiện tại 2 bệnh viện huyện và 15 trạm y tế xã. Kết quả cho thấy kiến thức về các bước chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh của các cán bộ y tế tại huyện và xã còn rất thấp (thấp nhất là 5% kiểm tra đường thở và cao nhất là 76,2% cho chăm sóc rốn). Không có cán bộ y tế nào kể được cả 8 bước về chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh. Tỷ lệ cán bộ y tế hiểu biết về thời gian tối đa có dấu hiệu ngừng thở là thấp nhất (13,8%) và cao nhất là biết sử dụng ambu trong hồi sức ngạt (61,2%). Các trang thiết bị thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh như hệ thống thở ô xy, máy hút và ống hút, bơm kim truyền dịch cũng như ống thông dạ dày, ống thông hậu môn đều không có đầy đủ ở các trạm y tế xã.Tình trạng thiếu thuốc thiết yếu cho CSSS khá phổ biến, tại cả 2 bệnh viện huyện chỉ có 5/12 loại thuốc thiết yếu là sẵn có và chỉ có 3/15 trạm y tế xã có đủ 12 loại thuốc cấp cứu sơ sinh theo Hướng dẫn quốc gia.
Summary:
A cross-sectional study was performed to describe the knowledge of healthcare workers, infrastructure and drugs for essential newborn care at commune health stations and district hospitals of Dak Lak province in 2013. 152 district and commune healthcare workers were interviewed by using structured questionnaires and 8 healthcare workers were in-depth interviewed. The inventory assessment of infrastructures, equipment’s and drugs for newborn care was done in 2 district hospitals and 15 commune health stations. Results showed that the prevalence of healthcare workers who understood essential steps of newborn care was low (The lowest was 5% for respiratory way and highest was 76.2% for cord care). No one known about 8 essential steps for caring newborn after born. The prevalence of healthcare workers who understood the maximum time for thebreathing stop accounted for 13,8% and knowedhow to use ambu with the highest rate (61,2%). The essential equipment’s for newborn care such as oxygen system, vaccum tube and machine, needles and syringes, gastro-tube and anal sonde were not available at commune health stations. Lack of essential drugs for newbone care was common in district hospitals and commune health stations. There were only 5/12 kinds of essential drugs at two district hospitals and there were only 3/15 commune health stations having 12 kinds of essential drugs for newborn care according to the recommendation of Vietnam national guideline.
Từ khóa:
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thuốc thiết yếu, kiến thức.
Keywords:
Infrastructure, essential equipments, drug, knowledge
File nội dung:
O160861.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log