Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 35
Tập XXVI, số 10 (183) 2016

Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng rubella bẩm sinh được giám sát tại bệnh viện Nhi trung ương, 2011-2016

Epidemiological characteristics of cases of congenital rubella syndrome surveyed at Vietnam National Hospital of Pediatrics, 2011-2016
Tác giả: Trần Như Dương, Vũ Hải Hà, Phạm Quang Thái, Phạm Văn Khang, Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Hải Đăng, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thị Lan Anh, Trần Mạnh Tùng, Nguyễn Thị Mai Duyên, Triệu Thị Thanh Vân, Đỗ Phương Loan, Đặng ĐứcA nh
Tóm tắt:
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả hồi cứu xác định đặc điểm dịch tễ hội chứng rubella bẩm sinh (CRS)và một số yếu tố liên quan với tình trạng mắc CRS qua giám sát tại bệnh viện Nhi trung ương được thực hiện năm 2011-2016. Kết quả cho thấy có 627 trường hợp nghi CRS, trong đó 71 trường hợp CRS xác định (11,3%). Tỷ lệ nghi CRS cao vào tháng 9 - 12, trong khi các trường hợp CRS xác định cao vào tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Tỷ lệ CRS xác định/ nghi ngờ tập trung nhiều ở trẻ dưới 4 tháng tuổi và cao nhất ở nhóm 2 tháng tuổi. Có đến 98,5% trường hợp xác định CRS có mẹ chưa từng được tiêm phòng rubella. Nguy cơ CRS tăng lên gấp 21,66 lần (95%CI: 10,99 - 44,89) khi mẹ bị sốt phát ban trong thai kỳ, gấp 3,30 lần (95%CI: 1,34 - 7,64) khi mẹ bị mắc rubella lúc mang thai, và tăng lên gấp 17,56 lần (95%CI: 7,97 – 38,79) khi mẹ tiếp xúc với người sốt phát ban lúc mang thai. Việc xác định các yếu tố nguy cơ góp phần định hướng chẩn đoán trường hợp CRS và cũng chỉ ra các bà mẹ mắc bệnh trong thai kỳ có thể dẫn đến gây CRS cho con là cao. Cần tăng cường hơn nữa công tác tiêm phòng rubella cũng như tuyên truyền phòng bệnh cho bà mẹ khi mang thai.
Summary:
A retrospective epidemiology study was conducted to evaluate the epidemiological characteristics of cases of congenital rubella syndrome (CRS) and factors related to CRS cases surveyed at National Hospital of Pediatrics in 2011-2016. The results showed 627 suspected cases and 71 cases of CRS (11.3%). The proportion of suspected cases was high in September to December, the proportion of confirmed CRS cases was high in November to January of next year. CRS cases occurred mainly in children less than 4 months of age, the proportion of CRS per suspected cases was highest in group of 2 months of age. Up to 98.5% of mothers of CRS cases had not been vaccinated. The risk of CRS increased 21.66 times (95% CI: 10.99 - 44.89) if mother had maculopapular rash and fever during pregnancy, the risk increased 3.30 times (95% CI: 1.34 - 7.64) if mother suffered from rubella during pregnancy, and that risk increased 17.56 times (95% CI: 7.97 to 38.79) if pregnant mothers contacted closely with person who had maculopapular rash and fever. The identification of risk factors contributed to orient diagnosis of CRS cases and indicated the infected mothers during pregnancy could lead to cause high risk of CRS for their children. It is necessary to strengthen rubella vaccination and communication of disease prevention for pregnant mothers.
Từ khóa:
Rubella, rubella bẩm sinh,giám sát bệnh, phụ nữ có thai, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Keywords:
Rubella, congenital rubella syndrome, disease surveillance, pregnant women, National pediatric hospital.
File nội dung:
O161035.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log