Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 48
Tập XXVI, số 15 (188) 2016

Đánh giá thay đổi thông số cận lâm sàng sau điều trị bệnh sán lá gan lớn với liệu trình triclabendazol 10 mg và 20 mg

Evaluation of paraclinical findings changes post-treatment of human fascioliasis by two triclabendazole dose regimens of 10 mg and 20 mg
Tác giả: Trần Huy Thọ, Đinh Tuấn Đức, Trần Thanh Dương, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Thị Tĩnh, Nguyễn Thị Hà
Tóm tắt:
Sán lá gan lớn là bệnh do ký sinh trùng (Fasciola sp.) lây truyền từ động vật sang người, triclabendazole (TCBZ) là thuốc ưu tiên trong điều trị và kiểm soát bệnh do Fasciola sp.. Các báo cáo gần đây về sán Fasciola sp. kháng thuốc TCBZ trên gia súc như một mối nguy cơ kháng thuốc TCBZ ở người trong tương lai. Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng song songđược tiến hành trên 206 bệnh nhân mắc sán lá gan lớn (SLGL) điều trị tại Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương từ tháng 1/2014 đến 1/2016 và chia thành hai nhóm dùng liều TCBZ 10mg/kg và 20mg/kg cân nặng. Kết quả cho thấy sau 6 tháng điều trị, chỉ số bạch cầu chung giảm đáng kể ở nhóm dùng liều 20mg/kg so với nhóm liều 10mg/kg (p < 0,05), bạch cầu ái toan cải thiện có ý nghĩa (χ2 = 37,78; p < 0,05), hiệu giá kháng thể kháng Fasciola sp. giảm đáng kể ở nhóm dùng liều 20mg/kg so với nhóm 10mg/kg (55,3% so với 37,86%; χ2 = 24,06; p = 0,001). Thương tổn áp xe nhu mô gan cải thiện rõ rệt trên nhóm dùng liều 20mg/kg so với nhóm 10mg/kg (80,06% so với 37,7%; χ2 = 37,1; p = 0,0001). Nghiên cứu này cho thấy thuốc TCBZ đường uống ở liều 20mg/kg có hiệu quả cao hơn liều 10mg/kg trong điều trị bệnh SLGL ở người thông qua các thông số cận lâm sàng.
Summary:
Fascioliasis is an important parasitic zoonosis in human, andtriclabendazole (TCBZ) is the first drug of choice for Fasciola sp. treatment and control, but recent reports of Fasciola sp. resistant to TCBZ from a wide range of geographic regions in cattles as risk aspect of TCBZ resistant Fasciola sp. as well in future.With study design of parallel comparative clinical trial, this study conducted on 206 fascioliasis’ patients and divided into groups using TCBZ at dose of 10 mg/kg and 20mg/kg body weight, respectively. Outcome evaluation of laboratory findings and imaging diagnosis were assessed onthe first day, seventh day, 3 months, and 6 months as well as therapeutic efficacy was assessed by the disappearance or scare makingon ultrasound images, decrease of anti-Fasciola sp. Ab and by ELISA at first day and 6 months post-therapy. The resultsshowed that after 6 months post-treatment, both white blood cells and eosinophilia were significantly improved (χ2 = 37.78; p < 0.05) in 20mg/kg group compared to 10mg/kg group, and anti-Fasciola sp.Ab titer was significantly reduced in 20mg/kg group vice-versain 10mg/kg group (55.3% vs. 37.86%; χ2 = 24.06; p = 0.001), liver enzyme levels in both groups were in reference ranges. Liver parenchyma abscess in ultrasound were significant improved in 20mg/kg group to 10mg/kg group (80.06% vs. 37.7%; χ2 = 37.1; p = 0,0001). Conclusion: The oral route of 20 mg/kg TCBZ is more efficacious than dose of 10 mg/kg in the treatment for human fascioliasis by paraclinical finding aspects.
Từ khóa:
Fasciola sp, triclabendazole, cận lâm sàng
Keywords:
Fasciola sp., triclabendazole, paraclinical findings
File nội dung:
O161548.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log