Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 63
Tập XXVI, số 15 (188) 2016

Thực trạng và rào cản trong đào tạo đại học về HIV/AIDS tại các trường Đại học Y năm 2015

The status and barriers to HIV/AIDS training in Medical Schools/ Universities in 2015
Tác giả: Phan Thị Thu Hương, Hồ Thị Hiền, Đoàn Thị Xuân
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 16 trường đại học Y/Y tế công cộng trên cả nước từ tháng 10/2015- 9/2016 nhằm mô tả thực trạng và rào cản trong đào tạo HIV/AIDS tại các trường đại học Y. Kết quả cho thấy có 81,2% các trường đào tạo các nội dung HIV/AIDS lồng ghép trong các môn học khác như truyền nhiễm, dịch tễ, vi sinh, có hơn 36,4% trường đào tạo lý thuyết từ 5-10 tiết, hơn 36,4% trường đào tạo thực hành từ 5-10 tiết. Nội dung đào tạo về dự phòng chuẩn và chống kỳ thị phân biệt đối xử vẫn chưa được quan tâm, với chuyên ngành bác sỹ đa khoa chỉ có 23,1% trường giảng dạy. Có 87,5% trường sử dụng sách và giáo trình của các bộ môn khác và 87,5% trường sử dụng giáo trình đào tạo đã được thẩm định qua hội đồng khoa học của trường. Tài liệu tham khảo và tài liệu hỗ trợ giảng dạy thiếu và không được cập nhật thường xuyên. Có 56,2% trường giảng dạy bằng hình thức truyền thống kết hợp với bài tập tình huống. Hiện nay rào cản các trường đang gặp phải là vấn đề tổ chức đào tạo (về nhân lực, và nội dung đào tạo qua các giai đoạn khác nhau cho sinh viên. Các trường còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến kinh phí để trang bị tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo, tài liệu hỗ trợ giảng dạy và cập nhật tài liệu thường xuyên.
Summary:
A cross-sectional study has been conducted in sixteen medical and public health schools/universities in the whole country from October 2015 to September 2016 to describe current status and barriers to HIV/AIDS training in medical Schools. Results showed that 81.3% of those schools/universities integrated HIV/AIDS training into other courses such as communicable diseases, epidemiology, microbiology; more than 36.4% of those provided 5 to 10 credits theoretical training, more than 36.4% schools/universities provided 5 to 10 credits practicing training. Training content related to standard prevention and discrimination had not been focused. This section in general doctor training course accounted for only 23.1% of schools/universities. Most of the training took place at the 3rd and 5th year. There are 87.5% of the schools/universities used study books and training documents of other faculties and 87.5% of the schools/universities have the training curriculum had been reviewed by schools/universities scientific council. References and supporting documents were insufficient and updated. There was 56.2% of schools/universities provided training with traditional methods combined with case-study. These schools/universities had difficulties in allocating training duration, content and lecturers for HIV related courses. Moreover, there were barrier related to funding for training equipments, related references and supporting documents. It is necessary to obtain support from Ministry of Health and Ministry of Education and Training to assure HIV/AIDS training quality for students.
Từ khóa:
Đào tạo HIV/AIDS, HIV/AIDS, các trường đại học Y.
Keywords:
HIV/AIDS training, HIV/AIDS, Medical schools.
File nội dung:
O161563.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log