Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 128
Tập 27, số 3 2017

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành rửa tay xà phòng của các bà mẹ H’Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi, tỉnh Sơn La, năm 2014

Factors related to knowledge and practice on handwashing with soap of H’Mong mothers caring children under five years old at Son La province in 2014
Tác giả: Bùi Hữu Toàn, Nguyễn Huy Nga, Phùng Đắc Cam, Nguyễn Thị Liên Hương, Lương Mai Anh
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện tại 508 hộ gia đình tại 24 bản H’Mông của 6 xã thuộc 2 huyện Vân Hồ và Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014 sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang nhằm đánh giá kiến thức và thực hành rửa tay bằng xà phòng và xác định một số yếu tố liên quan ở các bà mẹ người H’Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi. Kết quả cho thấy phần lớn các bà mẹ H’Mông tham gia nghiên cứu có độ tuổi < 36 tuổi (84,4%), không biết chữ hoặc chỉ mới biết đọc, biết viết (83,4%). Có 74,6% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sống trong các hộ gia đình nghèo và cận nghèo và 30,3% các bà mẹ làm nông nghiệp. Kiến thức về rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ H’Mông liên quan đến học vấn và nghề nghiệp, tỷ lệ các bà mẹ có trình độ học vấn trên tiểu học và là cán bộ công chức có kiến thức đúng cao hơn 1,4 lần so với các bà mẹ có trình độ học vấn thấp và làm nông nghiệp. Những bà mẹ có thu nhập thấp và học vấn thấp thực hành rửa tay bằng xà phòng ít hơn 1,9 lần và 2,3 lần so với người có thu nhập cao và có trình độ học vấn cao. Không xác định được mối liên quan giữa thực hành rửa tay của bà mẹ với tính sẵn có của nguồn nước và xà phòng tại hộ gia đình.
Summary:
A cross sectional descriptive study has been carried out at 508 households on the knowledge, practice and related factors to behavior of handwashing with soap among H’Mong mothers caring children of < 5 years old at 24 H’Mong villages of 6 communes at Van Ho and Mai Son districts, Son La province in 2014. Results showed that most of H’Mong mothers enrolled in this study were <36 years old (84.4%) and were illiterate or have just learned to read (83,4%). About 74.6 % of the mothers were living in poor or near poor families 30.3% of them were agricultural. The knowledge on hand washing with soap of H’Mong mothers was found related to their level of education and their occupation, the mothers having educational level from primary school or above and those who were workers or employees showed to have knowledge higher 1.4 times in comparison to those having lower educational level and those dealing with agriculture. The mothers earning better and having educational level higher washed their hand with soap with the frequency higher 1.9 and 2.3 times than those earned lower and having lower educational level. No relation was found between the practice of handwashing and the available of water and soap within the houses.
Từ khóa:
Kiến thức, Thực hành, Rửa tay bằng xà phòng; bà mẹ H’Mông, Sơn La
Keywords:
Knowledge, handwashing, soap, H’Mong mothers, Son La province
File nội dung:
o1703128.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log