Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 208
Tập 27, số 3 2017

Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật treo cơ trán bằng dây silicone điều trị sụp mi bẩm sinh ở trẻ em

Clinical characteristics and results of using silicon thread in frontalis sling surgery to treat congenital ptopsis in children
Tác giả: Nguyễn Quốc Đạt
Tóm tắt:
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu được thực hiện trên 37 mắt của 30 bệnh nhân dưới 7 tuổi được phẫu thuật tại khoa Nhãn nhi, Bệnh viện Mắt Đà Nẵng từ 1/2011 dến 6/2012. Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả chức năng và biến chứng của việc sử dụng dây silicon trong phẫu thuật điều trị sụp mi bẩm sinh ở trẻ em bằng phương pháp treo cơ trán. Kết quả được đánh giá bằng khoảng cách từ ánh phản chiếu ở trung tâm giác mạc đến bờ mi trên (MRD Marginal Reflex Distance), kết quả thẩm mỹ, tỷ lệ tái phát và biến chứng. Tất cả bệnh nhân, trung bình MRD sau mổ là +2,28mm ±0,8 (MRD trước mổ - 0,4 mm ± 0,8). Kết quả về thẩm mỹ được đánh giá theo 3 mức độ: tốt, trung bình và không đạt. Trong nhóm mổ một mắt: "Tốt" có 10 (33,3%), "trung bình" 15 (50,0%), "không đạt" 5 (16,7%). Trong nhóm mổ hai mắt : "Tốt" 8/23 (34,78%), "trung bình" 11/23 (47,83%) và "không đạt" 4/23 ( 17,39%). Biến chứng đứt dây silicon sau mổ 1 tuần gặp 2 trường hợp (5,4%), mủ ở chỗ vùi dây silicon 1 trường hợp (2,7%), lộ đầu dây silicon nhưng không có mủ 1 mắt (2,7%), nếp mi không đều 2 mắt (5,4%), 20 mắt (54,05%) có hở mi khi ngủ nhưng không có mắt nào bị biến đổi giác mạc. Tái phát có 2 mắt do đứt dây silicone sau mổ một tuần. Nghiên cứu cho thấy dây silicon là chất liệu hiệu quả trong phẫu thuật điều trị sớm sụp mi nặng ở trẻ em để phòng ngừa nhược thị do che khuất trục thị giác.
Summary:
A prospective clinical trial study reseach was performed on 37 eyes of 30 patients under 7 years old operated at the Pediatric Department, the Da Nang Eye Hospital form Jan. 2011 to June 2012. This study was to evaluate the functional results and complications of using silicon thread in frontalis sling surgery to treat levator malfunction in children. The results estimated on the distance from the corneal central reflex to the upperlid margine (MRD: Marginal Reflex Distance), cosmetic result, recurrent ratio and operative complications. In all patients, on average, Post-op MRD was + 2.28mm ± 0.8 (Pre-op MRD was - 0.4 mm ± 0.8). On the cosmetic result, We graded by 3 levels: Good, moderate, poor: In unilateral group “Good”: 10 patients (33.3%), “Moderate”: 15 patients (50%) and “Poor”: 5 patients (16.7%) .In bilateral group: “Good” 8/23 (34,78%), “moderate” 11/23 (47.83%) and “poor” 4/23 (17.39%). Complication of broken silicone thread was 2 cases (5.4%), the pus spot at the silicone knot is 1 case (2.7%), exposed silicone end without pus was 1 case (2.7%), coarse lid height in 2 cases (5.4%), asleep uncovered lids were 20 (54.05%) without corneal changes. The recurrence of the ptosis occurred in 2 patients due to the silicon thread breaking just in 1 week postoperation. It concluded that the silicon thread is an effective material in frontalis suspension for the treatment of congenital ptosis with levator malfunction in children, good in prevention of secondary amblyopia due to occlusion of visual axis.
Từ khóa:
Sụp mi bẩm sinh, phương pháp treo cơ trán, treo cơ trán bằng dây silicone
Keywords:
Congenital ptosis, frontalis sling surgery, frontalis hang by silicone thread
File nội dung:
o1703208.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log