Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 259
Tập 27, số 5 2017

Dấu hiệu tổn thương cơ xương khớp ở công nhân nữ trong một số khu công nghiệp tại Việt Nam và mối liên quan với một số yếu tố nghề nghiệp

Musculoskeletal disorders among female workers in some Vietnam industrial zones: primary symptoms and some related factors
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích, Trần Thị Thu Thủy, Phan Thị Thúy Chinh, Phạm Công Tuấn, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thúy Quỳnh
Tóm tắt:
Bài báo này tập trung mô tả mối liên quan giữa điều kiện lao động bất lợi với dấu hiệu rối loạn cơ xương khớp tại 3 khu công nghiệp tại Hưng Yên, Đà Nẵng và Đồng Nai. Nghiên cứu cắt ngang, có sử dụng bộ câu hỏi tự điền đã được tiến hành trên 2.818 công nhân nữ để thu thập thông tin chung, các dấu hiệu tổn thương cơ xương khớp chi trên, lưng, thắt lưng và chi dưới cũng như các thông tin về điều kiện lao động của công nhân nữ tại các khu công nghiệp tại 3 tỉnh địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy gần 70% công nhân nữ báo cáo về ít nhất 1 dấu hiệu tổn thương cơ xương khớp, trong đó công nhân nữ tại doanh nghiệp linh kiện điện tử có tỷ lệ tổn thương cơ xương khớp cao nhất, tiếp theo lần lượt là công nhân nữ tại các công ty chế biến thủy sản, dệt may và da giày. Các yếu tố lao động có liên quan tới tổn thương tại cổ, chi trên, lưng, chi dưới là: Môi trường lao động ẩm ướt, rung, tiếp xúc hóa chất, lao động thể lực nặng, nâng nhấc vật nặng, tư thế bất lợi, cử động bàn tay, ngón tay, làm việc theo ca kíp và làm việc trên 8 giờ/ngày. Lao động lặp đi lặp lại có liên quan có ý nghĩa thống kê với tổn thương cơ xương khớp: cổ; chi trên và thắt lưng. Công nhân nữ lao động trong các doanh nghiệp linh kiện điện tử, chế biến thủy sản, dệt may và giày da có tỷ lệ gặp các tổn thương cơ xương khớp cao.
Summary:
The study was conducted from 2013 to 2015 in 3 industrial zones in Hung Yen, Da Nang and Dong Nai to explore the health status, quality of life, working condition and to analyze health service demands of female workers in some industries in the areas. The aim of this paper is to explore the situation of after- hours musculoskeletal disorders in female workers and work – related factors. A cross sectional study was conducted using self adminitrated questionnaire in 2,818 female workers. Results show that nearly 70% of workers reported at least 1 musculoskeletal disorder (MSD). Workers in electronics assembly industry reported highest level of MSD following by workers in seafood processing, garment and shoes processing. Work related factors were: humidity, vibration, chemical exposure, workforce, leafting, awak postures, repetitiveness, shift work and working period longer than 8 hours per day. Conclusion: Female workers were at risk of having MSDs and related factors were micro climate condition and some ergonomic factors
Từ khóa:
Sức khỏe công nhân nữ, sức khỏe sau ca làm việc, tổn thương cơ xương khớp
Keywords:
health, female workers, afterhours health, musculoskeletal disorder
File nội dung:
o1705259.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log