Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 299
Tập 27, số 5 2017

Thực trạng kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015

Current situation of knowledge and practice of health workers on classifying and collecting the solid medical waste at Dong Thap general hospital, 2015
Tác giả: Châu Võ Thụy Diễm Thúy, Nguyễn Hằng Nguyệt Vân, Đinh Hùng Lực, Trần Thị Hồng, Nguyễn Thị Việt Anh
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015 nhằm mô tả thực trạng trang thiết bị, kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế và phân tích những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phân loại, thu gom chất thải rắn y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các chất thải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, tuy nhiên việc thực hiện phân loại chất thải chưa được chính xác, chỉ có 65% khoa thực hiện phân loại đạt. Công tác thu gom chất thải được đảm bảo về tần suất và thời gian quy định tuy nhiên tỷ lệ chất thải vượt quá vạch ¾ theo quy định còn cao. Tỷ lệ nhân viên y tế đạt kiến thức chung về quản lý chất thải rất cao (96,4%), tuy nhiên đạt kiến thức cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức thu gom chỉ chiếm 47,8% và 49,7%. Tỷ lệ đạt kiến thức về phân loại chất thải và mã màu dụng cụ đựng chất thải là 96,1%. Công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhưng cũng gặp một số khó khăn về kinh phí, công tác giám sát. Nghiên cứu cho thấy để công tác quản lý chất thải rắn y tế tốt hơn nữa cần phải tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nhất là kiến thức về thu gom chất thải cho nhóm nhân viên thu gom, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình quản lý chất thải y tế
Summary:
A cross-sectional study aimed to investigate the knowledge and practice of health workers on collecting and classifying medical solid wastes and assessing advantages and disadvantages of the management of medical solid wastes at Dong Thap General Hospital. Results showed that: Medical wastes were classified at arising sources; however, the classification was not good, with only 65% of the observed departments was categorized as “good classification”. Medical solid waste collection was measured by frequency of collection and on time; however, the rate of waste exceeded ¾ the limited amount was still high. The ratio of health staff had good general knowledge about medical waste management was high (96,4%), however, the rate of staff having good knowledge about solid medical waste management and collection process was 47,8% and 49,7% respectively. Although the medical solid waste management at the hospital receives the attention of leaders, it also face to some financial difficulities and monitoring. The results of this study underlined not only the importance of maintaining knowledge training about solid medical waste management especially collecting process for collecting workers but also the need of strengthening the assessment and inspection activities toward medical solid waste management process
Từ khóa:
rác thải y tế, Đồng Tháp, nhân viên y tế
Keywords:
Knowledge, practice on handwashing with soap; education communication, Mong mothers, Son La province.
File nội dung:
o1705299.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log