Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 43
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Tình trạng thiếu máu và yếu tố liên quan ở trẻ 36-59 tháng tuổi suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, năm 2015

Anemia status and related factors in children aged 36-59 months, stunting and risk of stunting in Thanh Liem district, Ha Nam province, 2015
Tác giả: Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Kim Tiến, Trần Thúy Nga, Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Song Tú
Tóm tắt:
Suy dinh dưỡng kết hợp với thiếu máu là rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 504 trẻ 36-59 tháng tuổi suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi để xác định tình trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan. Kết quả tỷ lệ thiếu máu là 26,4%, ở mức trung bình có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, chủ yếu là thiếu máu ở mức độ nhẹ (22,2%). Nồng độ hemoglobin trung bình là 115,9 g/l. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm trẻ 36-41 tháng tuổi (30,1%). Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ thiếu máu giữa các nhóm tuổi. Hồi qui tuyến tính đa biến cho thấy có yếu tố liên quan giữa nghề nghiệp (p<0,05), tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng (p<0,05), thiếu kẽm (p<0,05) và SDD thấp còi (p<0,05) với hàm lượng hemoglobin huyết thanh. Hồi qui đa biến logistic cho thấy những trẻ có mẹ nghề nghiệp khác có nguy cơ thiếu máu cao gấp 1,5 lần so với nghề là làm ruộng (p<0,05). Những trẻ thiếu vitamin A tiền lâm sàng có nguy cơ thiếu máu cao gấp 2 lần so với trẻ bình thường (p<0,05). Vì vậy, các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu máu trẻ em, cần được triển khai đồng thời và phối hợp để cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thấp còi.
Summary:
Malnutrition associated with anemia is very prevalent in developing countries. A crosssectional study conducted among 504 children aged 36-59 months with stunting and risk of stunting to identify anemia status and some related factors. The result showed that the prevalence of anemia was 26.4%, at the moderate level of public health significance, mainly of mild level of anemia (22.2%). The mean hemoglobin concentration was 115.9 g/l. The prevalence of anemia was highest in the children aged 36-41-month-old group (30.1%). There were significant differences in the prevalence of anemia among age groups. Linear multivariable regression showed occupational relevance (p < 0.05), subclinical vitamin A deficiency (p < 0.05), zinc deficiency (p <0.05) and stunting (p < 0.05) with hemoglobin concentration. Multivariate logistic regression showed that with other careers of mother’ children increased the risk anemia 1,5 times than farmers (p < 0.05); subclinical vitamin A deficiency increased the risk anemia 2 times than normal children (p < 0.05). Therefore, measures to improve children’s anemia status should be implemented concurrent and coordinated solutions in order to improve micronutrient status, stunting
Từ khóa:
thiếu máu, trẻ dưới 5 tuổi, yếu tố liên quan, suy dinh dưỡng thấp còi
Keywords:
anemia, children under 5, related factors, stunting malnutrition
File nội dung:
o176p43.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log