Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 92
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Thực trạng tăng đường huyết ở người trưởng thành 18-69 tuổi sống tại thành phố Hà Nội, năm 2016

Raised blood glucose situation among adults 18-69 years old in Hanoi, 2016
Tác giả: Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Nhật Cảm
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng tăng đường huyết của người trưởng thành được tiến hành tại Hà Nội năm 2016 và xác định một số yếu tố liên quan. Tổng số 2.440 người từ 18-69 tuổi đã được điều tra đường huyết mao mạch lúc đói, đo bằng máy Cardiocheck PA. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, sử dụng bộ công cụ điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới được cập nhật vào điều kiện Việt Nam. Kết quả cho thấy, trung bình đường huyết khi đói là 4,64 mmol/l. Tỷ lệ rối loạn đường huyết khi đói là 3,8%, tỷ lệ này ở nam là 4,31% cao hơn nữ (3,35%) và nhóm 45 – 69 tuổi (6,09%) cao hơn nhóm 18 – 44 tuổi (2,11%). Có 6,69% đối tượng bị tăng đường huyết, nam giới (7,86%) cao hơn nữ giới (5,64%) và nhóm 45 – 69 tuổi (10,22%) cao hơn nhóm 18 – 44 tuổi (2,16%). Nam giới có nguy cơ mắc tăng đường huyết cao hơn nữ (OR: 1,72; 95%CI: 1,22-2,42). Người 45-69 tuổi có nguy cơ tăng đường huyết cao hơn người 18-44 tuổi (OR: 2,3; 95%CI: 1,45-3,65). Người sống ở thành thị có nguy cơ tăng đường huyết cao hơn nông thôn (OR: 2,52; 95%CI: 1,57-4,05). Người hiện đang hút thuốc hàng ngày có nguy cơ tăng đường huyết cao hơn người không hút (OR: 1,95; 95%CI: 1,26-3,03).
Summary:
The study was conducted to describe the raised blood glucose situation among adults in Hanoi, 2016, and to identify some related factors. Total of 2440 people who aged 18- 69 years old was was measured fasting blood glucose by Cardiocheck PA. Participants were intevewied by using the tool for noncommunicable disease risk factor surveillance developed by the World Health Organization. The results showed that mean fasting blood glucose of adults was 4.64 (mmol/L), including those currently on medication for raised blood glucose. The percentage of people with impaired fasting glycaemia was 3.8%, among whom, this rate in male was 4.31%, higher than that in female (3.35%), and that in those who were in 45- 69 years old group was 6.09%, higher than that in group aged 18 – 44 years old (2.11%). The percentage of people with raised fasting blood glucose or currently on medication for raised blood glucose was 6.69%. This percentage of male (7.86%) was higher than that of female (5.64%), and that of people who aged 45- 69 years old (10.22%) was higher than that of those who aged 18- 44 years old. Male suffered more risk of getting of raised blood glucose than female (OR: 1.72; 95%CI: 1.22-2.42). People who aged from 45- 69 years old had higher risk of having raised blood glucose than those from 18-44 years old (OR: 2.3; 95%CI: 1.45-3.65). People in urban areas had higher risk of having raised blood glucose than those in rural areas (OR: 2.52; 95%CI: 1.57-4.05). Additionally, people who smoked daily had had higher risk of having raised blood glucose than those who did not smoke (OR: 1.95; 95%CI: 1.26-3.03).
Từ khóa:
Tăng đường huyết, yếu tố liên quan, người trưởng thành, Hà Nội.
Keywords:
Raised blood glucose, related factors, adults 18-69, Hanoi.
File nội dung:
o176p92.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log