Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 184
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Tình trạng dinh dưỡng trẻ mầm non 36-59 tháng tuổi ở huyện Thanh Liêm, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, năm 2015

Nutritional status of preschool children aged 36-59 months in Thanh Liem, a Red River Delta district, 2015
Tác giả: Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú, Hà Anh Đức
Tóm tắt:
Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất về dinh dưỡng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 1.351 trẻ 36-59 tháng tuổi để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Kết quả cho thấy cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ là 14,7 kg±2,3; 98,5 ±5,9 cm trong đó trẻ trai 14,9 kg±2,3; 99,0 cm±5,9 và trẻ gái 14,4 kg±2,2; 97,9 cm±6,0. Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 18,1%, ở ngưỡng thấp có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở xã Thanh Phong (25,9%), tiếp là xã Liêm Sơn (24,3%) và xã Thanh Bình (23,4%). Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 11,3% và thể gầy còm là 3,1%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì không đáng kể là 1,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ SDD thấp còi giữa các nhóm tuổi (p<0,001) và tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi giữa các xã (p<0,001). Do vậy, tình trạng dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 36-59 tuổi ở các trường mầm non huyện Thanh Liêm là vấn đề sức khỏe cộng đồng, cần có những giải pháp can thiệp đặc thù, trọng tâm theo địa bàn và nhóm tuổi để cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ tiền học đường.
Summary:
Under-five year old’s children are the most vulnerable to nutrition, especially to developing countries. Cross-sectional study was conducted among 1,351 children aged 36-59 months to determine the nutritional status of children in Thanh Liem district, Ha Nam province. The results showed that the mean weight and height of the children were 14.7 kg ± 2.3; 98.5 ± 5.9 cm in which boys were 14.9 kg ± 2.3; 99.0 cm ± 5.9 and girls were 14.4 kg ± 2.2; 97.9 cm ± 6.0. The stunting rate was 18.1%, at the mild levels of public health problem. The highest rate of stunting was in Thanh Phong (25.9%), Liem Son (24.3%) and Thanh Binh commune (23.4%). The prevalence of underweight was 11.3% and wasting was 3.1%. Overweight and obesity was low at 1.9%. There were significant difference in stunting among age groups (p <0.001) and underweight, stunting rate among communes (p<0.001). Therefore, the stunting status of children aged 36-59 in primary school’s Thanh Liem is still a public health problem so specific interventions, geographic focus and age groups are needed to improve nutritional status of preschool children.
Từ khóa:
trẻ mầm non, suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng
Keywords:
preschool children, stunting, children under 5 years’ old, malnutrition
File nội dung:
o176p184.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log