Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 246
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu của thực phẩm chức năng Banaba ở người 40- 60 tuổi có rối loạn dung nạp Glucose

Effect of banaba tablets to controling serum glucose level in adults aged 40- 60 years with impaired glucose tolerance
Tác giả: Lê Danh Tuyên, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Tiến, Hà Anh Đức
Tóm tắt:
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng được thực hiện năm 2015 tại hai xã thuộc huyện Kim Thành- Hải Dương nhằm đánh giá hiệu quả của một loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ lá cây bằng lăng (BANABA) trong việc kiểm soát Glucose máu ở người trưởng thành 40- 60 tuổi. Ở mỗi xã, chọn 30 người từ 40- 60 tuổi, có rối loạn dung nạp Glucose, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu để mời tham gia nghiên cứu. Các đối tượng ở xã can thiệp và xã chứng được ghép cặp theo tuổi. Nhóm can thiệp được uống viên bổ sung Banaba hàng ngày (với liều 600 mg nguyên liệu Banaba/ngày, tương ứng 6 mg Acid corosonic/ngày) trong 1 tháng. Nhóm chứng không được uống bổ sung. Các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, BMI) và một số xét nghiệm hóa sinh máu (hàm lượng Glucose máu, GOT, GPT, ure, creatinin) được định lượng trước và sau nghiên cứu. Kết quả cho thấy, sau 1 tháng nghiên cứu, hàm lượng Glucose máu trung bình ở nhóm can thiệp giảm được 0,6mmol/L so với ban đầu (p< 0,001), và thấp hơn so với nhóm chứng (p< 0,05). Tỷ lệ rối loạn Glucose máu lúc đói ở nhóm can thiệp đã giảm từ 100% xuống còn 10%, trong khi sự thay đổi ở nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (YNTK). Như vậy, sản phẩm BANABA là thực phẩm chức năng có hiệu quả kiểm soát Glucose máu ở người có rối loạn dung nạp Glucose.
Summary:
This study was conducted in 2015 to assess effect of a funtional food extracted from BANABA leaf to control serum Glucose level of adults aged 40- 60 years old with impaired glucose tolerance. Two commnues of Kim Thanh district, Hai Duong province were chosen randomly and assigned as intervention and control venue for implementing the study. In each commune, 30 adults aged 40- 60 years, identified as impaired glucose tolerance, had never been taken drug of treament diabetes mellitus, without history of liver or kidney disease were invited to participate study. Subjects in intervention and control venue were matched by age. Intervention group were given Banaba tablets daily, with dose of 600 mg Banaba powder (equal 6mg Acid corosonic) per day during 1 month. Control group were not given any tablet. After study period, control subjects were also given Banaba tablets with the same dose as intervention group. Anthropometry measurement (body weight and height, body mass index) and some biochemistry indicators (glucose, GOT, GPT, ure, creatinin concentration) were assessed before and after intervention. Results of study showed that, after study period, glucose level of intervention subjects decreased 0,6mmol/L compared to baseline data (p< 0,001), and lower than that of control subjects (p< 0,05). Concentration of GOT, GPT, ure, creatinin in both group had not been changed from baseline to the end of study. In conclusion, BANABA tablet is a kind of funtional food which can control serum glucose level in adults who had impaired glucose tolerance
Từ khóa:
thực phẩm chức năng, rối loạn dung nạp Glucose, người trưởng thành
Keywords:
funtional food, impaired glucose tolerance, adults
File nội dung:
o176p246.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log