Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 319
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Hiệu quả can thiệp truyền thông học đường về bệnh dại ở trẻ em nhóm tuổi 6-15 tuổi tại tỉnh Phú Thọ, 2015 - 2016

Effectiveness evaluation of rabies education in school among children in the group 6-15 year of ages at Phu Tho province in 2015 - 2016
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Thị Giáng Hương
Tóm tắt:
Nghiên cứu can thiệp giáo dục truyền thông học đường về bệnh dại có đối chứng trên 3310 trẻ em nhóm tuổi 6-15 tuổi tại 3 xã được can thiệp và 3 xã nhóm chứng tại 3 huyện Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong năm 2015-2016 cho thấy việc can thiệp giáo dục truyền thông học đường về bệnh dại đã đạt được hiệu quả đáng kể tại nhóm can thiệp và không có sự thay đổi về kiến thức cũng như thực hành tại nhóm chứng: Tại nhóm can thiệp tỷ lệ trẻ em được biết về bệnh dại tăng 22,3%; Tỷ lệ trẻ em được nghe thông tin từ thầy cô giáo tăng 199,5%; Tỷ lệ trẻ em biết đúng về nguồn truyền, đường truyền, biểu hiện của bệnh dại đã tăng ít nhất 18,7%; Số trẻ có hành vi xử lý đúng nếu bị chó, mèo tấn công thì cách tốt nhất là phải đứng im cũng tăng 69,4%; Đặc biệt tỷ lệ trẻ em bị chó mèo cắn đã giảm 25,5%; Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm ở trẻ cũng tăng lên 47,7%. Như vậy, việc truyền thông học đường về bệnh dại cho trẻ em là một biện pháp đạt hiệu quả cao nên áp dụng trên phạm vi rộng và được lồng ghép vào chương trình quốc gia khống chế bệnh dại với mục tiêu tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021.
Summary:
Study on rabies communication-based intervention at school for 3310 children aged from 5-15 years old in 03 intervention communes and 03 control communes at Ha Hoa, Yen Lap and Thanh Ba districts, Phu Tho province in 2015-2016 indicated that the activities have achieved significant improvement among the children at target. In contrary, there is no change in knowledge and practice among the control group: In the target group, there is an increase by 22.3% of children gaining awareness of rabies, the percentage of children receiving rabies information from teachers increased by 199.5%, the rate of children understanding the source and route of transmission of rabies has increased by at least 18.7%, the proportion of children behaving in a correct manner (standing still in place) when being attacked by dog or cat has increased by 69.4%. In particular, the proportion of children bitten by dog or cat has dropped by 25.5% and the rate of rabies post-exposure prophylaxis in children also increased to 47.7%. As the results, the rabies communication-based intervention at school for children is a highly effective measure that should be extended in large scale and integrated into the national rabies prevention and control program with the goal progressively toward to eradication of rabies in the period 2017-2021
Từ khóa:
bệnh dại, KAP, can thiệp học đường, trẻ em
Keywords:
Rabies, KAP, school intervention, children
File nội dung:
o176p319.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log