Thứ ba, 23/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 327
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại ở trẻ em học đường nhóm tuổi 6-15 tuổi tại tỉnh Phú Thọ, 2015

Knowlegment, attitude, practice about rabies among children in the group 6-15 year of ages at Phu Tho province in 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương, Hoàng Văn Tân, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Thị Giáng Hương
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về kiến thức, thái độ, thực hành bệnh dại của 3310 trẻ em 6-15 tuổi tại 3 huyện Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cho thấy kiến thức của trẻ về bệnh dại còn hạn chế: 72,5% trẻ đã từng được nghe nói đến bệnh dại, 57% nghe qua ti vi, 30% qua thầy cô giáo. Chỉ có 68% trẻ biết nguồn truyền bệnh dại là chó, 39,8% trẻ biết bệnh lây do bị chó, mèo cắn, cào, liếm. Chỉ có 61,3% trẻ biết bệnh dại có thể gây chết người. 55,5% biết triệu chứng điển hình của chó dại là chạy rông, hung dữ, vô cớ cắn người. 30,6% trẻ có hành vi xử lý đúng nếu bị chó, mèo tấn công là đứng im tại chỗ. 75,3% trẻ biết là không được trêu chọc chó khi chó đang ăn/ngủ, 39,5% cho rằng không được chạy khi gặp chó, 53,2% biết không được lại gần chó mẹ khi đang cho con bú, 24,5% biết không được nhìn thẳng vào mắt chó. 63,8% trẻ biết rửa vết thương sạch bằng xà phòng, 59,9% nghĩ sẽ đi tiêm vắc vin dại, có 5,5% trẻ nghĩ dùng thuốc nam. 51,7% trẻ sẽ nói với bố mẹ tiêm vắc xin phòng dại cho chó. Do vậy, cần phải thực hiện tăng cường truyền thông về kiến thức bệnh dại cho nhóm trẻ nhạy cảm này.
Summary:
The cross-sectional descriptive study on rabies knowledge, attitudes and practices of 3310 children aged from 6 to 15 years old at Ha Hoa, Yen lap and Thanh Ba districts, Phu Tho province revealed that there have lack and limitation of basic rabies knowledge among these children: 72.5% of children have ever heard about rabies disease, 57% and 30% of children gained rabies knowledge from television and teachers respectively. Only 68% of children understand that dog is the main source of rabies, 39.8% of children understand that rabies virus is able to transmit to human through the bite, scratch or licking stain causing by dog or cat. 61.3% of children understand that rabies disease can cause human fatality, 55.5% of children know the typical signs of rabies disease in dog such as roaming, fierceness or biting human without causes. 30.6% of children having right response when being attacked by dog or cat are to remain standing in still place. 75.3% of children understand that not to tease dog or cat when they are eating or sleeping, 39.5% and 53.2% of children said they were not allowed to run when they met dogs or get close to mother dogs when they were breastfeeding respectively, 24.5% of children understand that not to look straight into dog’s eyes. 63.8% of children knew how to clean the wounds with soap properly, 59.9% of children thought they will get vaccination against rabies after exposure, 5.5% of children thought they will rely on traditional medicine to treat disease. 51.7% of children will request their parents to vaccinate their dogs against rabies. As the result, it is necessary to conduct intensive communication to increase rabies knowledge for these invulnerable children.
Từ khóa:
KAP bệnh dại, trẻ em 6-15 tuổi, Phú Thọ
Keywords:
Rabies Knowledge Attitude and Practice , children in 6-15 years of ages, Phu Tho
File nội dung:
o176p327.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log