Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 341
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Thực trạng triển khai hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tại các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và phòng khám đa khoa tại thành phố Hà Nội, năm 2016

Current status on implementation of prevention and control of non-communicable diseases program at district health centers and polyclinics, Hanoi, 2016
Tác giả: Bùi Thị Minh Thái, Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Kiều Anh, Nguyễn Thị Thi Thơ
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả năng lực và thực trạng triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) tại các Trung tâm Y tế (TTYT) tại Hà Nội năm 2016. Nghiên cứu được thực hiện tại 30 TTYT và 52 phòng khám đa khoa (PKĐK) trực thuộc các TTYT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các TTYT, trung bình có khoảng 12 cán bộ (trong đó có 3 bác sĩ) đã tham gia hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm. Tại các PKĐK, trung bình có khoảng 9 cán bộ (trong đó có 4 bác sĩ) tham gia khám, chữa bệnh không lây nhiễm. Chỉ có 32,69% các phòng khám đa khoa có từ 70% loại thuốc và 21,5% có từ 70% thiết bị thiết yếu trở lên. Các phòng khám đa khoa có khả năng thực hiện được 20 trong số 60 kỹ thuật cần thiết trong phát hiện và điều trị bệnh không lây nhiễm. Các trung tâm y tế triển khai hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm ở mức dưới trung bình, đạt 35/100 điểm, các phòng khám đa khoa đạt ở mức trung bình với 53,4/100 điểm. Khu vực nội thành có xu hướng triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tốt hơn khu vực ngoại thành. Nhìn chung, hiện nay, cả TTYT và PKĐK đều đang thiếu nhân lực, cũng như TTB, thuốc cho phòng chống BKLN
Summary:
A cross-sectional descriptive study was conducted to describe the capacity and status of the implementation of non-communicable disease (NCDs) prevention and control activities in District health centers (DHC) in Ha Noi, 2016. 30 district health centers and 52 general clinics were selected for this study. Research results show that in average, in DHC, there were 6 health workers (including 2 doctors), and in polyclinic, there were 9 health workers (including 4 doctors) working on NCDs control and prevention. There were only 32.69% polyclinics having >70% of essential drugs, and 21.5% had > 70% essential equipments for NCDs. Polyclinics had capacity to implement 20 out of 60 essential techniques/serviceson NCDs. In general, the average score that DHCs got for the implementation of NCDs control and prevention was only one third of the total score (35.05 /100).The score that DHCs in urbanareawerehigher than those in suburban area(42.21 versus 30.28/100 points). The general clinics had one half of the total score (53.42 /100). There was a trend that the DHCs and polyclinics in urban area implemented NCDs control and prevention better than those in suburban area.
Từ khóa:
Trung tâm Y tế, phòng khám đa khoa, bệnh không lây nhiễm, Hà Nội
Keywords:
District health center, polyclinic, non-communicable disease prevention, Hanoi
File nội dung:
o176p341.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log