Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 27
Tập 27, số 8 2017

Hành vi nguy cơ của bệnh không lây nhiễm ở người dân từ 18-69 tuổi tại thành phố Hà Nội, 2016

Behavioural risks of non-communicable diseases among people aged 18 – 69 years in HaNoi, 2016
Tác giả: Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh, Bùi Thị Minh Thái, Nguyễn Thị Diệu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Hoàng Đức Hạnh
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên tổng số 2.946 người từ 18-69 tuổi, nhằm xác định tỷ lệ người dân Hà Nội có hành vi nguy cơ của bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2016. Nghiên cứu áp dụng phương pháp và công cụ điều tra các yếu tố nguy cơ BKLN của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) version 3.1, được hiệu chỉnh phù hợp với thực tế của Hà Nội. Kết quả cho thấy: 24,1% dân số hiện tại hút thuốc lá (49,18% nam giới; 0,5% nữ giới). Hơn 80% người hiện đang hút thuốc có hút hàng ngày. Có đến 43,37% đối tượng hiện đang sử dụng rượu (nam giới là gần 80%; nữ giới là 10%). 43,99% số người trưởng thành ăn thiếu rau và/hoặc trái cây so với khuyến cáo của TCYTTG (nam cao hơn nữ (50,09% so với 38,31%)). Ngoài ra, có tới 99,84% đối tượng tiêu thụ muối ≥5g/ngày (cao hơn mức khuyến cáo của TCYTTG). 30% dân số trưởng thành Hà Nội thiếu hoạt động thể lực và ở nữ (34,61%) cao hơn nam (25,11%). Nhìn chung, có tới 93,69% người dân hiện có từ một hành vi nguy cơ trở lên, trong đó, tỷ lệ người có hai hành vi nguy cơ là cao nhất, chiếm hơn 34%. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để xây dựng kế hoạch chiến lược phòng, chống BKLN của thành phố Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo.
Summary:
A cross-sectional descriptive study was conducted on 2946 adults (18-69 years old) to determine the proportion of people in Hanoi who have behavioural risks of non-communicable diseases (NCDs) in 2016. The research used the participatory methods and tools to investigate NCDs risk factors of WHO version 3.1, adapted to the actual needs of Hanoi. The results showed that 24.1% of the adult population were current smokers, the percentage of males were about 49,18% and the females were 0,5%. Over 80% of the current smokers were daily smokers. 43.37% of the adult population consume alcohol currently, of which the proportion was 80% for males and 10% for females. 43.99% of adult population were lack of eating fruits and/or vegetables by WHO recommendations. This is higher in males than in females (50.09% and 38.31%). In addition, 99.84% of subjects consumed salt more than 5 gam per day, higher than WHO recommendations. 30% of adult population was lack of physical activity and this proportion of females (34.61%) were higher than males (25.11%). In general, 93.69% of the population are currently suffering from one or more risk, in which the rate of two risks is highest, accounting for more than 34%. The results of the study are the basis for developing a strategic plan for NCDs prevention in Hanoi
Từ khóa:
Hút thuốc lá, tiêu thụ rượu bia, tiêu thụ rau và trái cây, tiêu thụ muối
Keywords:
Tobaco consumption, alcohol consumption, fruits and vegetable consumption
File nội dung:
o170827.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log