Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 458
Tập 27, số 8 2017

Đặc điểm tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan tại các doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu nhỏ ở một xã ngoại thành Hà Nội, năm 2014 – 2016

Characteristics and determinants of work – related accidents at small and supersmall mechanical enterprises in a village of Thanh Oai, Hanoi in the period 2014 - 2016
Tác giả: Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Thị Quyên
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện tại 53 doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu nhỏ ở một xã thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp hồi cứu hàng loạt ca có phân tích nhằm mô tả đặc điểm tai nạn lao động (TNLĐ) và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu là những người đã bị TNLĐ năm 2014 - 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm đã có 125 người bị tai nạn lao động với 177 lượt. Đặc biệt, có 54,4% người bị TNLĐ lại chính là chủ doanh nghiệp. 64,8% TNLĐ lần gần nhất thuộc loại nặng. 82,8% tai nạn xảy ra sau 2 giờ vào việc. Đột dập là công việc gây TNLĐ nhiều nhất, chiếm 75,2%. Vị trí bị tai nạn nhiều nhất là ngón tay (76,7%); ngón/ bàn chân (9,2%), bàn tay, cẳng tay, cánh tay (4,0%). Nguyên nhân TNLĐ do tự bản thân gây nên (72%), do thiết bị máy móc (47,2%), do tổ chức lao động không hợp lý (64,8%). Người bị tai nạn đã phải chi trả một số tiền lớn cho điều trị TNLĐ (1-30 triệu đồng). Nhóm tuổi trên 40 có nguy cơ bị tai nạn lao động cao hơn nhóm tuổi dưới 40 tuổi 2,52 lần (p<0,05) và có nguy cơ để lại di chứng cao gấp 2,65 lần so với nhóm dưới 40 tuổi (p<0,05); người bị tai nạn lao động nặng có nguy cơ để lại di chứng cao gấp 30,6 lần so với tai nạn lao động nhẹ (p<0,05). Kết quả của nghiên cứu này sẽ là bằng chứng khoa học trong việc tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thực hiện Luật An toàn – Vệ sinh lao động.
Summary:
This survey was conducted in 53 small and supersmall enterprises using retrospective case series method to describe characteristics and to identify determinants of work – related accidents. All workers who had experienced accident during 2014 – 2016 were interviewed. Obtained results showed that 125 workers experienced 177 accidents 54.4% of which were employers. Sixty four and eight percent of the most current accidents was classified as heavy. Most accidents (82.8%) occurred within two hours after working start. Pressing – cutting has the highest accident rate (75.2%). Fingers were the most commonly injured body parts (76.7%), foot (9.2%), hand, forearm and arm (4.0%). The accidents caused by workers themselves were 72%, by machines 47.2%, by irrational work organization 64.8%. Injured workers had to pay 1-30 million dong for hospitalisation. Workers aged more than 40 had higher accident risk (2.52 times) and higher post-accident sequel (2.65 times) than workers aged under 40 (p<0.05). Workers suffering from serious accidents had higher post-accident sequel (30.6 times) than workers suffering from minor ones (p<0.05). The fidings of this survey will be important evidence to promote the Occupational Health and Safety Law in small and supersmall enterprices
Từ khóa:
Tai nạn lao động, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Keywords:
Work - related accident, small enterprise, supersmall enterprise.
File nội dung:
o1708458.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log