Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 506
Tập 27, số 8 2017

Đánh giá sự lưu hành của một số vi rút gây viêm đường hô hấp cấp tính ở Khánh Hòa năm 2016

Circulation of some viral pathogens causing acute respiratory infections in Khanh Hoa province, 2016
Tác giả: Trịnh Hoàng Long, Nguyễn Bảo Triệu, Huỳnh Kim Mai, Đoàn Thị Thanh Thủy, Hoàng Thị Ngọc Anh, Trần Thị Như Anh, Viên Quang Mai
Tóm tắt:
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính (VĐHHCT) do căn nguyên vi rút là một trong 10 bệnh truyền nhiễm thường xuyên gây dịch tại Việt Nam. Tổng số 383 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân nằm viện điều trị với các triệu chứng VĐHHCT được thu thập từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2016 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và được xét nghiệm chẩn đoán bằng kỹ thuật real time RT-PCR. Kết quả cho thấy, tỷ lệ dương tính với tác nhân vi rút hô hấp là 70,23%, trong đó vi rút hô hấp hợp bào RSV chiếm tỷ lệ 17,49%, tiếp đến là vi rút cúm A 16,45% (A/H3 (9,66%), A/H1pdm (6,79%)), vi rút cúm B (12,27%)). Các vi rút hô hấp khác chiếm tỷ lệ lần lượt là Adeno - AdV (10,70%), Rhino – RV (8,36%), Á cúm PIV1 (4,44%), PIV3 (3,92%), Human metapneumo - hMPV (3,66%) và PIV2 (0,26%). Tỷ lệ nhiễm các vi rút hô hấp này có sự thay đổi khác nhau theo các tháng trong năm, tháng 6, 11, 12 là những tháng có sự lưu hành đồng thời nhiều tác nhân vi rút gây bệnh nhất và không có sự khác biệt ở hai giới. Trẻ em, trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 0 – 4 là đối tượng nhiễm chủ yếu các tác nhân vi rút gây VĐHHCT (51,96%) với tác nhân chính là RSV (23,91%) và cúm (23,37%). Nghiên cứu này cũng ghi nhận được 26 trường hợp đồng nhiễm 2 tác nhân vi rút trở lên chiếm tỷ lệ 6,79%.
Summary:
Acute respiratory infections by viral agents is one of ten infectious diseases that frequently cause epidemics in Vietnam. Total 383 specimens from patients hospitalized with symptoms of severe acute respiratory infections collected from March to December 2016 at Khanh Hoa General Hospital and were tested by real time RT-PCR. The results showed that the positive rate for respiratory virus was high (70.23%), in which RSV accounted for the highest rate (17.49%), followed by Influenza A 16.45% (A/H3 (9.66%), A/ H1pdm (6.79%)) and 12.27% influenza B. Other respiratory viruses were AdV (10.70%), RV (8.36%), PIV1 (4.44%), PIV3 (3.92%), hMPV (3.66%) and PIV2 (0.26%). The prevalence of respiratory viruses is various by months and June, November, and December are the most respiratory virus but not different by sexes. Infants aged 0-4 are subjects infected mainly (51.96%) with primary agents such as RSV (23.91%) and influenza (23.37%%). The study detected 26 co-infection cases with two or more virus agents (6.79%).
Từ khóa:
vi rút cúm, vi rút hô hấp, hô hấp cấp tính nặng, tác nhân vi rút hô hấp, Khánh Hòa.
Keywords:
influenza virus, respiratory virus, severe respiratory infection, respiratory virus agent, Khanh Hoa.
File nội dung:
o1708506.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log