Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 514
Tập 27, số 8 2017

Xác định tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn S.pneumoniae phân lập trên bệnh phẩm lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Khánh Hòa năm 2008-2013

Detection of antibiotic resistant among S. pneumoniae isolated in clinical specimens at Khanh Hoa General Hospital, 2008-2013.
Tác giả: Tống Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền Anh, Vũ Thị Thu Hường, Lê Huy Hoàng, Lê Thị Kim Anh, Phạm Văn Ty, Đặng Đức Anh
Tóm tắt:
Sự xuất hiện các chủng Streptococcus pneumoniae kháng thuốc (drug-resistant Streptococcus pneumoniae - DRSP) gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Trong nghiên cứu này, 154 chủng S.pneumoniae phân lập từ các bệnh phẩm lâm sàng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não mủ tại bệnh viện đa khoa Khánh Hòa nhằm xác định sự lưu hành của các chủng DRSP. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật PCR đa mồi và kỹ thuật nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Kết quả cho thấy S. pneumoniae chỉ còn nhạy cảm với kháng sinh họ beta-lactam dạng phối hợp hoặc ở nhóm cephalosporin thế hệ III và IV. Đã có sự tiến triển sang nhóm giảm nhạy cảm đối với penicillin G (I=50%), imipenem (I=59,7%), meropenem (I=45,5%) và gia tăng tỷ lệ kháng đối với cefaclor (R=91,6%), ampicillin (R=68,2%) và cefuroxime (R=59,1%). Tỷ lệ kháng tương ứng của azithromycin, tetracyclin, erythromycin, clarithromycin và chloramphenicol là 81,8%, 80,5%, 75,3%, 72,7% và 42,9%. Có 100% các chủng giảm nhạy cảm hoặc kháng với kháng sinh penicillin G, ampicillin và cefaclor đều mang gen ít nhất một loại gen mã hóa cho PBPs biến đổi (pbp1a, pbp2b và pbp2x). Trong đó, tỷ lệ đồng nhiễm cả ba gen chiếm tỷ lệ từ 87,5% đến 100%. Có từ 98,4% tới 100% số chủng kháng với erythromycin, chlindamycin và tetracyclin mang gen ermb hoặc mefa. Sự gia tăng các kiểu hình kháng kháng sinh họ beta-lactam và họ macrolid, lincosamid và tetracycline tỷ lệ thuận với sự gia tăng các kiểu gen kháng kháng sinh (các gen pbp1a, pbp2x, pbp2b đột biến và gen ermb mã hóa ribosom 50S biến đổi hoặc gen chuyển vị mefa).
Summary:
Recently, the appearance of drug-resistant Streptococcus pneumoniae (DRSP) is found causing seriouseffect on patient and community health. This study, 154 S. pneumoniae strains causing acute respiratory infections, septicemia and meningitis isolated in clinical specimens at Khanh Hoa General Hospital to determine the prevalence of drug-resistant strains by identifying the major genotypes responsible for antibiotic resistant by using multi-primer PCR technique and minimal inhibitory concentration (MIC). Results showed that S. pneumoniae strains were susceptible only to either the betalactam antibiotics in combination treatment or the cephalosporins generation III and IV. The progression to intermediate to penicillin G (I = 50%), imipenem (I = 59.7%), meropenem (I = 45.5%), and increased rates of resistance to cefaclor ampicillin (R = 68.2%) and cefuroxime (R = 59.1%) were noted. Resistant ratios to azithromycin, tetracycline, erythromycin, clarithromycin and chloramphenicol were 81.8%, 80.5%, 75.3%, 72.7% and 42.9%, respectively. 100% of declined susceptible or resistant strains to penicillin G, ampicillin and cefaclor antibiotics was found to carry at least one gene coding for the altered PBPs (pbp1a, pbp2b and pbp2x). The rates of strains contained all three genes were varied from 87.5% to 100%. There were 98.4% to 100% of strains resisted to erythromycin, chlindamycin and tetracycline bearing ermb or mefa genes. The increase in resistant phenotype to beta-lactam antibiotics and their macrolide, lincosamide and tetracycline family were found directly proportional to the increase in antibiotic resistant genotypes (pbp 1a, pbp 2x, pbp 2b mutants and ermb coding for the transformed 50S ribosom or mefa transposable gene).
Từ khóa:
S. pneumoniae, gen kháng kháng sinh, nồng độ ức chế tối thiểu, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Keywords:
S. pneumoniae, antibiotic resistant gene, minimal inhibitory concentration (MIC), respiratory infection
File nội dung:
o1708514.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log