Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 196
Tập 27, số 9 2017

Hiệu quả can thiệp nâng cao thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ Hmông 15-49 tuổi tại 2 xã huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Effectiveness of intervention in improving safe motherhood practice for 15-49 year old H'mong women in two communes of Thuan Chau district, Son La province
Tác giả: Vũ Văn Hoàn, Nguyễn Thanh Hương, Lưu Thị Hồng
Tóm tắt:
Nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành làm mẹ an toàn (LMAT) của phụ nữ H’mông 15-49 tuổi tại 2 xã của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có so sánh với địa bàn đối chứng là 2 xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Có 511 phụ nữ tại huyện Thuận Châu (trước can thiệp: 256 và sau can thiệp: 255), 510 phụ nữ tại huyện Mường La (trước can thiệp: 253 và sau can thiệp: 257) được lựa chọn ngẫu nhiên, tham gia trả lời phỏng vấn. Hai nhóm giải pháp can thiệp chính của nghiên cứu là khắc phục rào cản về ngôn ngữ, giới trong cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn tại địa bàn và huy động sự tham gia của chính quyền, cộng đồng trong vận động người dân thực hiện các quy định về làm mẹ an toàn. Kết quả cho thấy, hiệu quả can thiệp ở các chỉ số đánh giá về thực hành làm mẹ an toàn đều tăng từ 17% đến 35%: khám thai ít nhất 1 lần là 23,7%, tiêm phòng uốn ván là 31,1%, bổ sung viên sắt là 18,2%, sinh con tại cơ sở y tế là 20,3%, sinh con do cán bộ y tế đỡ là 20,6%, cách xử trí đúng khi gặp dấu hiệu nguy hiểm ở mẹ và ở trẻ sơ sinh lần lượt là 25,6% và 22,8%; hiệu quả can thiệp đối với điểm thực hành chung về chăm sóc trước sinh, khi sinh và sau sinh lần lượt là 34,5%, 17,1% và 33,0%. Tỷ lệ thay đổi các chỉ số trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chương trình can thiệp cần được duy trì tại địa bàn nghiên cứu và nhân rộng sang các cộng đồng dân tộc H’mông khác.
Summary:
Study on the effectiveness of interventions to improve safe motherhood (SM) practice among 15-49 year old H’mong women in two communes of Thuan Chau district, compared with the two control communes of Muong La district, Son La province. There were 511 interviewees in Thuan Chau district (256 in pre and 255 in post) and 510 interviewees in Muong La district (253 in pre and 257 in post) participated, randomly selected in each pre and post survey. The two main intervention groups of the study were overcome language barriers, gender in safe motherhood services and mobilize the participation of local authorities and communities in mobilizing people to implement the regulations on safe motherhood. Results showed that all indicators of safe motherhood practice increased from 17 to 35%: pregnancy examination 23,7%; tetanus vaccination 31,1%; iron supplement 18,2%; delivery at clinic 20,3%; childbirth by medical staff 20,6%; proper handing when encountering danger signs for mother 25,6% and for newbornes 22,8%; proper handling of dangerous signs in mother was 25,6% and in newborns was 22,8%; indicators of intervention effectiveness on practical score of antenatal care, delivery and postnatal care were 34,5%, 17,1% and 33,1%; (p<0,05). Intervention program should be continued at the site to further improve safe motherhood practice of the community and replicated to other H’mong ethnic communities
Từ khóa:
can thiệp, làm mẹ an toàn, chăm sóc trước sinh, khi sinh và sau sinh, thực hành, dân tộc H’mông
Keywords:
interventions, safe motherhood, antenatal care, delivery care, postpartum care, practice, H’mong.
File nội dung:
o1709196.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log