Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 26
Tập 27, số 9 2017

Một số đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli sinh men betalactamase phổ rộng từ người khỏe mạnh Thái Bình, 2013

Antibiotic-resistant characteristics of Escherichia coli strains producing ESBL isolated from healthy human at Thai Binh, 2013
Tác giả: Khổng Thị Điệp, Nguyễn Nam Thắng, Phạm Ngọc Khái, Hoàng Thị Thu Hà
Tóm tắt:
Hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh không chỉ xảy ra trong bệnh viện mà còn lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trực khuẩn Gram âm sinh men β-lactamase phổ rộng (Extendedspectrum beta-lactamase - ESBL) ngày càng gia tăng. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập 204 mẫu phân từ người khỏe mạnh tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2013. Escherichia coli (E. coli) được phân lập từ các mẫu phân để phân tích đặc điểm kháng các nhóm kháng sinh và các gen mã hóa ESBL của E. coli sinh ESBL. Kết quả nghiên cứu cho thấy E. coli sinh ESBL trong các mẫu phân người khỏe mạnh chiếm tỷ lệ cao (82,3%). Tỷ lệ chủng E. coli kháng lại các kháng sinh thông dụng dao động từ 18,5% đến 100%. Tuy nhiên, các chủng này còn khá nhạy cảm với một số kháng sinh như cefoxitin, fosfomycin, meropenem. Phần lớn các chủng E. coli trong cộng đồng mang gen nhóm blaCTX-M (89,6%), trong đó chủ yếu là nhóm blaCTX-M-9. Có tới 57% các chủng mang ít nhất 2 gen mã hóa ESBL. Như vậy các chủng vi khuẩn E. coli sinh ESBL đã lan rộng ra cộng đồng với tỷ lệ kháng thuốc khá cao. Các vi khuẩn này có thể là nguồn lưu trữ và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng vì vậy cần có các biện pháp để hạn chế sự lan truyền các vi khuẩn này không chỉ trong bệnh viện mà còn trong cả cộng đồng.
Summary:
At present, widespread dissemination of antibiotic resistant bacteria occurs not only in the hospital but also in the community, especially the incidence of bacteria producing extended-spectrum beta-lactamase (ESBL) is increasingly. This study was designed as a crosssectional study with 204 collected fecal samples from healthy human in Nguyen Xa, Vu Thu, Thai Binh, in 2013. The isolation of E.coli from these samples was carried in order to analysis antibiotic resistance profile and ESBL genes to evaluate antibiotic resistant characteristics of ESBL- producing E. coli among healthy human. The result showed that the prevalence of ESBL - producing E. coli isolated from healthy human was high (82.3%). The rate of strains resisted to common antibiotics ranged from 18.5% to 100%. However, these strains were considerably sensitive to some antibiotics such as cefoxitin, fosfomycin, and meropenem. Most of the strains harbored blaCTX-M gene group (89.6%), of which the blaCTX-M-9 group was predominant. Up to 57% of the strains harbored at least two ESBL genes. Thus ESBL-producing E.coli bacteria has spread to the community with high rate of antibiotic resistance. These bacteria can be a source of infection and spread of antibiotic resistance genes in the community. To prevent the continuation of coverage, preventive measures not only in the hospital are needed but also in the community.
Từ khóa:
E. coli, ESBL, kháng kháng sinh, CTX-M, người khỏe mạnh
Keywords:
E. coli, ESBL, antibiotic resistance, CTX-M, human
File nội dung:
o170926.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log