Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 49
Tập 27, số 9 2017

Thực trạng tự kỳ thị của người mắc bệnh phong tại 3 tỉnh Bắc Trung Bộ, năm 2015

Self-stigma of leprosy patient situation in 3 Northern and central provinces in Vietnam, 2015
Tác giả: Nguyễn Việt Dương, Phạm Văn Thao, Hồ Thị Minh Lý, Phạm Phương Lan, Nguyễn Văn Dũng
Tóm tắt:
Những dị hình tàn tật do bệnh phong gây ra rất dễ làm cho người mắc bệnh phong bị xa lánh, bị kỳ thị, bị xua đuổi, bị phân biệt đối xử khiến họ tự kỳ thị, mặc cảm, bị giới hạn hoạt động và hạn chế tham gia cộng đồng. Số liệu về thực trạng tự kỳ thị người mắc bệnh phong (NMPB) tại 3 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2015 từ một nghiên cứu cắt ngang cho thấy: trung bình điểm mặc cảm (dùng thang điểm ISMI) của NMPB trong nghiên cứu là 68,1 điểm; trung bình điểm tự kỳ thị (dùng thang điểm EMIC) là 24,6 điểm. Theo đó, về mức độ mặc cảm do bị bệnh, đa số người bệnh trong nghiên cứu thuộc mức 2 (65,2%) và mức 3 (26%); về mức độ tự kỳ thị đối với bản thân, có 48,4% người bệnh ở mức 2, 15,1% ở mức 3 và 3,9% ở mức 4. Trước thực trạng này, nghiên cứu khuyến cáo cần duy trì và tăng cường các hoạt động của chương trình phòng chống bệnh phong tại 3 tỉnh và toàn khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó bên cạnh các biện pháp phục hồi về thể chất và dự phòng các dị hình, tàn tật thứ phát, cần tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ phục hồi về tâm lý xã hội và nghề nghiệp, giúp người mắc bệnh phong xoá bỏ những mặc cảm hiện có, vượt qua sự kỳ thị của bản thân để hoà nhập cộng đồng.
Summary:
Deformities and disabilities were making the patients felt ashamed, self-stigmatized and restricted to involve in community activities. A cross sectional study on the the self-stigmatization of leprosy patients in the three North and Central provinces implemented in 2015 showed that: the mean ISMI score (the internalized stigma of mental illness) of leprosy patient was 68.1; the mean EMIC score (Explanatory Model Interview Stigma Scale) is 24.6. The majority of patients were at stigma level 2 (65.2%) and level 3 (26%). 48.4% of the participants were at self-stigma level 2, 15.1% at level 3 and at 3.9% at level 4. The recommendation is to continue and strenghthen the national leprosy control program in 3 provinces and the other provinces of Northern and Central Vietnam. There is a need to strengthen communication, health education and psychosocial rehabilitation to help the leprosy patients to become confident, to overcome their stigma and integrate themselves into the community.
Từ khóa:
bệnh phong, sự kỳ thị, phục hồi chức năng
Keywords:
leprosy, stigma, rehabilitation.
File nội dung:
o170949.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log