Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 11
Tập 27, số 9 2017

Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus tại một số phòng khám ngoại trú ở Hà Nội và một số yếu tố có liên quan

Assessement of antiretroviral treatment adherence and associated factors in selected out patient clinics in Hanoi
Tác giả: Đào Đức Giang, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Đức Dương
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên nhóm bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị thuốc kháng retrovirus (ARV) trong năm 2016 nhằm đánh giá tình trạng tuân thủ điều trị ARV và xác định một số yếu tố có liên quan tại 03 phòng khám ngoại trú HIV/AIDS trên địa bàn Hà Nội, sử dụng bộ công cụ đánh giá đa chiều do USAID hỗ trợ phát triển cho các nước có nguồn lực hạn chế. Kết quả nghiên cứu trên 352 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị cao, trung bình và thấp tương ứng là 66,2%, 23,8% và 10,0%. Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tuân thủ điều trị gồm không có sự hỗ trợ của bạn bè (OR = 0,39; 95%KTC: 0,23- 0,67), không tiết lộ tình trạng nhiễm cho gia đình, người thân (OR = 0,27; 95%KTC: 0,10- 0,76) và gặp phải tác dụng phụ của thuốc (OR = 0,58; 95%KTC: 0,41- 0,82). Các yếu tố hỗ trợ tích cực đối với tuân thủ điều trị gồm không uống rượu trong 30 ngày qua (OR = 3,62; 95%KTC: 1,95-6,7), có sự hỗ trợ về mặt xã hội của cán bộ y tế (OR = 2,51; 95%KTC: 1,40- 4,52) và tin tưởng các thuốc uống có hiệu quả (OR = 1,92; 95%KTC: 1,78- 3,56). Cần có các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân tăng cường tuân thủ điều trị thông qua tư vấn tiết lộ tình trạng nhiễm nhằm tăng cường các hỗ trợ xã hội từ bạn bè và người thân. Nội dung tư vấn của cán bộ y tế cần tập trung nhấn mạnh hiệu quả của thuốc, hạn chế uống rượu và cách thức xử lý các tác dụng phụ của thuốc nếu có.
Summary:
This cross sectional study used a multidimensional assessment tool developed by USAID for resource-constrained countries to evaluate antiretroviral treatment adherence in three HIV / AIDS outpatient clinics in Hanoi. The results showed that the high, medium and low adherence rates were 66,2% (95% CI: 61,2%-71,2%), 23,8% (95% CI: 19,4%- 28,6%) and 10,0% (95% CI: 7,1%-13,7%) respectively. Factors that negatively affected treatment adherence included no support from friends (OR = 0.39; 95% CI: 0.23-0.67), non disclosure of HIV status (OR = 0.27; 95% CI: 0.10-0.76) and encounter adverse drug reactions (OR = 0.58; 95% CI: 0.41-0.82). The supportive factors for adherence to treatment included no alcohol consumption in the past 30 days (OR = 3.62; 95% CI: 1.95-6.7), social support of health workers (OR = 2.51, 95% CI: 1.40-4.52) and confidence in the effectiveness of medications (OR = 1.92; 95% CI: 1.78- 3.52). Measures should be developed to assist patients to improve treatment adherence through counseling to disclose status to enhance social support from friends and relatives. The counseling content of health workers should focus on the effectiveness of the drug, alcohol intake, and how to deal with drug side effects wherever possible.
Từ khóa:
ARV, HIV, phòng khám ngoại trú, tuân thủ điều trị
Keywords:
ARV, HIV, out patient clinic, treatment adherence
File nội dung:
o170911.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log