Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 180
Tập 27, số 11 2017

Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre

Antibiotic resistance profiling of Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae in Nguyen Dinh Chieu Hospital, Ben Tre province
Tác giả: Lê Thanh Điền, Trần Trọng Tín, Nguyễn Minh Tân, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Văn Thanh Bình
Tóm tắt:
Phương pháp mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2017 nhằm khảo sát tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli và Klebseilla pneumoniae sinh enzyme β lactamase phổ rộng (Extended Spectrum β lactamase – ESBL) phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre. Các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy, phân lập, định danh và thực hiện kháng sinh đồ bằng hệ thống VITEK 2 Compact 60. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 214 chủng được phân lập và định danh được là Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae. 95 chủng được xác định là vi khuẩn sinh ESBL chiếm 44,4%, trong đó, chủng Klebsiella pneumoniae chiếm 43,2% và chủng Escherichia coli chiếm 56,8%. Các chủng vi khuẩn sinh ESBL này có tỉ lệ đề kháng cao ở nhiều loại kháng sinh, đạt ngưỡng cao nhất là kháng 100% với các loại kháng sinh như Ampicillin, Piperacillin, Cefuroxime, Cefuroxime Axetil, Cefpodoxime, Cefotaxime, Ceftazidime. Trong khi đó Tygecycline và các khoáng sinh nhóm Carbapenem như Ertapenem, Imipenem và Meropenem vẫn còn nhạy đối với các chủng này. Ngoài ra, các chủng vi khuẩn trong nghiên cứu này thể hiện tính đa kháng với nhiều loại kháng sinh được khảo sát. Vì vậy, việc lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp nhằm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với các vi khuẩn Escherichia coli và Klebseilla pneumoniae sinh ESBL là cần thiết.
Summary:
The cross-sectional descriptive study was carried out from January to June in 2017 to determine of antibiotic resistance profiling of Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae producing extended Spectrum β lactamase (ESBL+) in Nguyen Dinh Chieu Hospital. The collecting, culturing, isolating, identifying and implementing antibiogram were performed by VITEK 2 Compact 60 System. The results showed 214 strains Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae were isolated and identified. There were 95/214 ESBL-Producing strains (44,4%) included 41 Klebsiella pneumoniae strains (43,2%) and 58 Escherichia coli strains (56,8%). The outcome of antibiogram recorded: Klebsiella pneumoniae and Escherichia coli that were isolated in Nguyen Dinh Chieu Hospital were resistant to most of the antibiotics. The highest resistant rate (100%) of β lactam antibiotics was found with Ampicillin, Piperacillin, Cefuroxime, Cefuroxime Axetil, Cefpodoxime, Cefotaxime, Ceftazidime. Nonetheless, they were highly susceptible to Tygecycline and Carbapenem antibiotics (Ertapenem, Imipenem and Meropenem). In addition, Klebsiella pneumoniae and Escherichia coli mentioned in this study were multidrug-resistant bacteria. In conclusion, choosing the most appropriate initial antibiotics is necessary for effective treatment and limited antibiotic resistance situation.
Từ khóa:
Kháng kháng sinh, Escherichia coli, Klebseilla pneumoniae, ESBL
Keywords:
antibiotic resistance, Escherichia coli, Klebseilla pneumoniae, ESBL
File nội dung:
o1711180.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log