Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 207
Tập 27, số 11 2017

Tổng quan tài liệu tình hình nhiễm giang mai ở các quần thể nguy cơ tại Việt Nam

A systematic review of syphilis in key populations in Vietnam
Tác giả: Phạm Duy Quang, Phạm Đăng Đoan Thùy, Khưu Văn Nghĩa, Nguyễn Duy Phúc, Trần Phúc Hậu, Nguyễn Thanh Hùng, Phan Trọng Lân, Nguyễn Vũ Thượng
Tóm tắt:
Hiện có rất ít dữ liệu tổng hợp về tình hình giang mai ở các quần thể nguy cơ, bao gồm phụ nữ mại dâm (PNMD), khách làng chơi, người tiêm chích ma túy (TCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người nhiễm HIV tại Việt Nam. Dữ liệu về tỷ lệ hiện nhiễm giang mai ở các quần thể nguy cơ được tìm trực tuyến và từ các kỷ yếu hội nghị và được tổng hợp hệ thống trong bài tổng quan này. 13 bài báo quốc tế, 3 bài báo trong nước, 2 tóm tắt hội nghị và 2 báo cáo giám sát đã được xác định. Tỷ lệ hiện nhiễm giang mai ở PNMD được ghi nhận rất cao những năm 90 và đầu những năm 2000 (17% ở Hà Nội và 40% ở TP.HCM, Cần Thơ và An Giang) và có xu hướng tăng lại trong giai đoạn 2010-2016 (từ 1% lên 2,1%). Giai đoạn này cũng ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm ở MSM tại khu vực phía Nam (từ 0,5% lên 6,1%), tăng ở mức dịch ở quần thể chuyển giới nam (17% tại TP.HCM) và số ca giang mai tăng gấp 3,5 lần (từ 787 lên 2.736 ca) và sự quay lại của giang mai bẩm sinh ở TP.HCM. Tỷ lệ hiện nhiễm giang mai thấp ở quần thể TCMT (<2%) và người nhiễm HIV (<0,5%). Các dữ liệu hiện có cho thấy bệnh giang mai đang tái lan truyền nhanh ở PNMD và MSM. Mở rộng và duy trì giám sát giang mai, quản lý ca bệnh và chương trình 100% bao cao su là các cấu phần then chốt nhằm kiểm soát bệnh giang mai hiện nay.
Summary:
Little is known about syphilis among key populations, including female sex workers (FSWs), clients, people who inject drugs (PWID) and men who have sex with men (MSM) in Vietnam. Data on syphilis seroprevalence among key populations were identified through internet searches and review of conference proceedings and summarised in this systematic review. A total of 13 international peer-reviewed articles, three domestic articles, two abstracts, and two surveillance reports were found. Studies in the 1990s and early 2000s reported high syphilis seroprevalence among FSWs (17% in Hanoi and 40% in Ho Chi Minh City, Can Tho and An Giang) and the prevalence trend has increased during 2010-2016 (from 1% to 2.1%). This period also recorded a sharp increase in the syphilis seroprevalence among MSM in southern Vietnam (from 0.5% to 6.1%), and syphilis possibly reached the epidemic level among transgender in Ho Chi Minh City (17%) where the reported annual number of syphilis almost tripled (from 787 to 2,736 cases) and a return of congenital syphilis. Low seroprevalence of syphilis was found among PWID (<2%) and HIV-infected person (<0.5%). Available data suggest an expanding transmission of syphilis among FSWs and MSM. Increased focus on surveillance, case mangagment, and interventions, especially the 100% condom distribution programs, is needed to control the spread of syphilis/other sexually transmitted infections among these key populations
Từ khóa:
Giang mai, tổng quan hệ thống, Việt Nam, MSM, Phụ nữ bán dâm.
Keywords:
syphilis, systematic review, Vietnam, MSM, FSWs
File nội dung:
o1711207.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log