Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 329
Tập 27, số 11 2017

Truyền thông tiêm chủng: sự lan truyền thông tin trên internet tại Việt Nam, 2015-2016

Communication for immunization: the spread of vaccination information on the internet in Vietnam, 2015-2016
Tác giả: Hồ Vĩnh Thắng, Nguyễn Diệu Thuý, Hoàng Anh Thắng, Châu Văn Lượm, Trương Thuỳ Dung, Lê Ngô Minh Công, Nguyễn Vũ Thượng, Phan Trọng Lân
Tóm tắt:
Xu hướng phát triển của truyền thông, mạng internet và smartphone đã giúp cộng đồng hiểu biết nhiều hơn về bệnh tật, vắc xin và tiêm chủng. Tuy nhiên, cũng có các luồng dư luận như trên mạng xã hội hình thành trào lưu chống tiêm vắc xin và lan truyền những thông tin kêu gọi các bậc phụ huynh không nên cho con em đi tiêm chủng, gây ra sự mất lòng tin trong cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự lan truyền thông tin tiêm chủng trên internet tại Việt Nam giai đoạn 2015-2016. Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả và phân tích các bài báo liên quan đến tiêm chủng. Sử dụng các từ khoá liên quan “tiêm chủng” hoặc “vắc xin” để tìm kiếm các bài báo Tiếng Việt trên internet, bằng công cụ Google. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin giật gân mô tả phản ứng, phê phán chỉ trích được lan truyền với tốc độ nhanh chóng và trích dẫn lại ở nhiều trang mạng khác nhau, trung bình là 23,1 (1–38) lượt. Trong khi các thông tin vận động tiêm chủng hoặc giáo dục sức khoẻ thì kém hấp dẫn người đọc hơn và chỉ được trích dẫn trung bình 1,5 (0–13) lượt. Khi có sự tham gia cung cấp thông tin của chuyên gia hoặc người quản lý tiêm chủng, bài báo có xu hướng vận động tiêm chủng (125/210; 60%) cao hơn so với các bài báo phê phán chỉ trích (7/28; 25%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P-value <0.05. Các chuyên gia y tế có vai trò trung tâm trong việc duy trì niềm tin của công chúng đối với việc tiêm chủng, bao gồm cả việc giải quyết các mối quan ngại của cha mẹ. Nghiên cứu là cơ sở để xây dựng nâng cao chất lượng truyền thông trong tiêm chủng
Summary:
Nowadays, the growing trend of communication, internet and smartphone help the community better understand diseases, vaccines and immunization. However, there is some public opinion on social media networks forming the anti-vaccination trend and spreading information to call parents should not give their children vaccines, causing distrust of immunization in the community. This study were conducted to surveyed the spread of vaccination information on the internet in Vietnam during the period 2015-2016. A descriptive and analyzed research based on the keywords "immunization" or "vaccine" looked for articles using Vietnamese on the internet, using Google search. The results showed that sensational information of response, critique and criticism was spread rapidly and was quoted many times on other websites, an average of 23.1 (1-38) times. Whilst the information to encourage vaccination or health education was less attractive to readers and only quoted an average of 1.5 (0-13) times. The involvement of the experts or immunization managers to provide information,, the articles were more likely to encourage vaccination (125/210; 60%) than negative articles (7/28; 25%) and the difference had statistical significance with P_value <0.05 (Chi-square). Health experts play an central role in maintaining public confidence in immunization, consist of solving concerns of parents. The study is the basis for improving the quality of communication in vaccination.
Từ khóa:
Truyền thông, tiêm chủng, vắc xin
Keywords:
Communication, immunization, vaccination
File nội dung:
o1711329.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log