Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 343
Tập 27, số 11 2017

Thực trạng quản lý vắc xin và dây chuyền lạnh tiêm chủng mở rộng tại 20 tỉnh/ thành phía Nam, 2017

Evaluation of vaccine management and cold chain of National Immunization Program in 20 provinces in Southern Vietnam
Tác giả: Trịnh Trung Trực, Võ Ngọc Quang, Trần Quang Trung, Nguyễn Thị Thu Trang, Hồ Vĩnh Thắng
Tóm tắt:
Nghiên cứu bảo quản vắc xin (QLBQVX) và dây chuyền lạnh (DCL) trong Tiêm chủng mở rộng (TCMR) 2017 tại 20 tỉnh/thành phía Nam về QLBQVX, dung môi; quản lý dụng cụ tiêm chủng; quản lý DCL. Kết quả ghi nhận (85%) các nhà kho chứa vắc xin đều có nội quy an toàn kho, thiết bị phòng cháy chữa cháy, kế hoạch khẩn cấp khi có sự cố và cán bộ giữ kho đã được tập huấn về sử dụng DCL BQVX. Có 100% tủ lạnh đều có nhiệt kế, chỉ thị đông băng điện tử, bảng theo dõi nhiệt độ có ghi đủ 2 lần/ngày, 7 ngày/tuần. Thiết bị ghi nhiệt độ tự động có ở hầu hết các tủ lạnh của tuyến tỉnh (100%) và huyện (85%). Các đợt giao nhận vắc xin tuyến tỉnh (90%) và tuyến huyện (75%) có biên bản ghi đầy đủ số lượng, số lô, hạn dùng, nhiệt độ khi giao nhận và chữ ký của các bên. Tuyến tỉnh (95%) và tuyến huyện (75%) đã sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia để quản lý vắc xin. Có 80% cán bộ đã được tập huấn về bảo dưỡng dây chuyền lạnh. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu cơ bản giúp cho công tác tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ Y tế để nhắc và cập nhật các kiến thức về QLVX và DCL tốt nhất.
Summary:
Descriptive study was conducted by surveying and interviewing the health –officers management vaccine preservation storage and cold chain in the expanded immunization in 2017 at 20 provinces/city in the South region about vaccine managent preservation, solvent; managing vaccination equipment; managing cold chain. Results are recorded 85% the storage contained vaccines have safe rules, fire protection equipment, emergency plans in case of incidents and the staffs are trained about use cold chain and vaccines preservation. 100% of the refrigerators have a thermometer, an electronic freeze directive, temperature monitoring panel were recorded full 2 times per day and 7 days per week. Automatic temperature recorders are available in the most of the refrigerators at provincial (100%) and district level (85%). Vaccines delivered at provincial (90%) and district level (75%) have report that were recorded in full of number, lot number, expiry date, delivery temperature and signatures of the parties. At provincial (95%) and district level (75%) used to the national vaccination information management system to manage vaccines. 80% of staffs have been trained in cold chain maintenance. Research is an empirical lesson that should be strengthened in training and retraining of health officers annually to remind and update the best knowledge, management of vaccines and cold chain.
Từ khóa:
Quản lý vắc xin, vật tư; quản lý dây chuyền lạnh, Tiêm chủng mở rộng, Khu vực phía Nam.
Keywords:
management of vaccines and supplies; cold chain management, expanded immunization, southern region.
File nội dung:
o1711343.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log