Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 385
Tập 27, số 11 2017

Thực trạng triển khai hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến tại khu vực phía Nam năm 2017

Electronic communicable disease surveillance system in the south of Vietnam 2017
Tác giả: Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Phương Thúy, Đoàn Ngọc Minh Quân, Nguyễn Quốc Kiên, Trần Anh Tuấn, Diệp Thanh Hải, Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Lương Chấn Quang, Phan Công Hùng
Tóm tắt:
Hệ thống báo cáo bệnh trực tuyến được triển khai trong cả nước từ cuối năm 2016, thay thế cho hệ thống báo cáo theo Thông tư 48/2010/TT-BYT trước đây. Nghiên cứu được thực hiện để mô tả thực trạng triển khai hệ thống báo báo bệnh truyền nhiễm (BTN) tại toàn bộ 20/20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Kết quả cho thấy đã có sự tham gia hệ thống báo cáo của các đơn vị y tế tư nhân nhưng tỉ lệ còn thấp (20,8% bệnh viện/phòng khám tư có nhập liệu trường hợp bệnh). Có 46% đơn vị thuộc hệ thống giám sát nhập liệu thiếu trường hợp bệnh, 38% đơn vị không nhập đầy đủ thông tin trường hợp bệnh, 24% đơn vị không thực hiện cập nhật thông tin theo diễn tiến bệnh và 5,4% trường hợp bệnh không được nhập liệu kịp thời. Giám sát trực tuyến có khả năng thực hiện tại tất cả các đơn vị khám chữa bệnh trong và ngoài ngành. Cần có giải pháp đảm bảo sự tham gia, nhập liệu đầy đủ của tất cả các đơn vị Y tế trong và ngoài ngành để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Khắc phục tồn tại trong công tác nhập liệu để nâng cao chất lượng và tăng cường tính kịp thời của dữ liệu.
Summary:
Electronic communicable disease surveillance system (eCDS) has been implementing in the south of Vietnam since 2016. This survey was conducted in all 20 provinces in the South of Vietnam from Feb 2017 to Mar 2017. In each province, number of institutions was recruited for the survey, including: Provincial Preventive Medicine Centre, provincial hospital, district hospital/District Health Centre and private hospitals/clinics (if applicable). Information related to organization, implementation and administration of eCDS was collected by interviewing local staff who is responsible for communicable disease surveillance. Data in online software for eCDS was checked by comparing to source documents (patient's records, hospital's profile, hospital's data, etc) to describe the quality of surveillance data in terms of completeness, timeliness and accuracy. Results showed that the participation of institutions in surveillance system is not adequate. Only 20.8% private hospitals/ clinics and 7.7% Health care institution from other sectors participate and enter cases of communicable diseases. The participation of institutions inside Health care system was also not sufficient. In terms of data quality, underreport was recorded in 46% institution in eCDS; incompleteness of patient's information was recorded in 38% institutions, 24% institutions did not update information during patient treatment course and 5.4% communicable cases was not entered in time. eCDS is feasible and applicable in all institutions. Data from eCDS is useful for intervention and epidemic administration. Factors affected data quality need to be controlled in future by strengthening the organization and implementation of eCDS system, upgrading online software and enhancing monitor and supervision .
Từ khóa:
giám sát bệnh truyền nhiễm, báo cáo trực tuyến, khu vực phía Nam.
Keywords:
communicable disease surveillance, eCDS, south of Vietnam
File nội dung:
o1711385.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log