Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 380
Tập 27, số 11 2017

Dịch tễ học và lâm sàng bệnh ho gà trong hệ thống giám sát tiêm chủng mở rộng tại khu vực phía Nam, 2015-2017

Epidemiology and clinical of children with Pertussis in surveillance system of Expanded program on immunization in Southern Vietnam, 2015 - 2017
Tác giả: Hoàng Anh Thắng, Trương Thùy Dung, Nguyễn Diệu Thúy, Châu Văn Lượm, Võ Thị Trang Đài, Phạm Thị Hoan, Phan Văn Thành, Nguyễn Vũ Thượng, Phan Trọng Lân, Hồ Vĩnh Thắng
Tóm tắt:
Nhằm đánh giá đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng các trường hợp ho gà, chúng tôi tiến hành phân tích mô tả loạt ca bệnh ho gà trong khu vực phía Nam (KVPN) dựa vào hệ thống giám sát và số liệu thống kê bệnh truyền nhiễm. Từ 1/1/2015 đến 30/9/2017, KVPN ghi nhận 138 trường hợp ho gà, lưu hành chủ yếu tại các tỉnh TP.HCM với 33 ca (0,20 trên 100.000 dân), Cần Thơ với 17 ca (0,10 trên 100.000 dân) và Bình Phước với 14 ca (0,08 trên 100.000 dân). 100% các trường hợp mắc bệnh ho gà chưa được chủng ngừa đầy đủ (chưa đến tuổi chủng ngừa ho gà (DTwP-HepB-Hib) hoặc chủng ngừa chưa đủ liều miễn dịch cơ bản). Nhóm tuổi mắc chủ yếu ≤ 6 tháng (84,8%), trong đó, nhóm 2 đến 3 tháng chiếm tỷ lệ cao (41,3%), nhóm <2 tháng chiếm 31,9%. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho (100%), cơn ho kịch phát (68,1%), viêm phổi (55,8%), nôn sau ho (45,7%) và suy hô hấp (25,4%), ít gặp hơn là thở rít (13,8%), co giật (1,4%). Việc chủng ngừa ho gà đủ mũi, đúng lịch cho trẻ và duy trì tỷ lệ chủng ngừa cao tại cồng đồng sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng, triệu chứng nặng của bệnh.
Summary:
To evaluate the epidemiological and clinical characteristics of pertussis cases, we conducted a descriptive analysis of pertussis cases series in the South of Viet Nam based on the surveillance system of infectious diseases and infectious disease statistics data. From 1/1/2015 to 30/9/2017, 138 pertussis cases were reported in southern Vietnam, circulating mainly in HCM City with 33 cases (0,20 per 100.000 population), Can Tho province with 17 cases (0,10 per 100.000 population) and Binh Phuoc province with 14 case (0,08 per 100.000 population). 100% pertussis cases have not been fully vaccinated (not enough age to be vaccinated (DTwP-HepB-Hib) or partially vaccinated with insufficient doses against pertussis). Children aged ≤6 months were accounted for 84.4% of the cases, of which the 2 to 3 month-old group accounting for 41.3% and the less-than 2 monthold group accounting for 31.9%. The common symptoms were cough (100%), paroxysmal cough (68.1 %), pneumonia (55.8%), vomiting after coughing (45.7%) and respiratory failure (25.4%), whereas less commonly symptoms were wheezing (13.0%) and seizures (1.4%). The timely vaccination against pertussis with sufficient doses and the maintaining rates of immunization rates in the community would minimize the risk of contracting pertussis, its complications and severe symptoms. Concurrently, acellular pertussis vaccines (Tdap) for pregnant women and for adults who often contact and care infant in the first months of life (mothers, fathers, brothers, sisters, grandparents, caregivers) should be taken into consideration to help newborns get pertussis antibodies from mothers during the first months and reduce the risk of infection from asymptomatic infection persons.
Từ khóa:
Bệnh ho gà, dịch tễ học, lâm sàng, chủng ngừa, khu vực phía Nam.
Keywords:
Pertussis, epidemiology, clinical, vaccination, southern Vietnam.
File nội dung:
o1711308.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log